Tác động từ môi trường, độ ph và nồng độ ppm trong dung dịch thủy canh,…là những yếu tố khiến rau có hiện tượng vàng lá. Hãy cùng
maydochuyendung.com tìm hiểu kĩ hơn và đưa ra giải pháp cho tình trạng này.
Những nguyên nhân khiến rau thủy canh bị vàng lá
Để có được một vườn rau trồng bằng dung dịch thủy canh xanh tốt tưởng chừng đơn giản nhưng không hề dễ dàng chút nào nếu bạn không có những thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến rau có hiện tượng vàng lá và dung dịch thủy canh là yếu tố mang tính quyết định. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của dung dịch thủy canh.
Tác động từ môi trường
Cường độ ánh sáng chiếu vào cây là một trong những yếu tố khiến rau có hiện tượng vàng lá. Theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia thì mối loại rau có những yêu cầu riêng về mức độ chiếu sáng.
Nếu trong trường hợp cường độ ánh sáng quá kém sẽ giảm gián đoạn quá trình quang hợp của rau khiến rau chậm phát triển.
Ngược lại, khi cường độ ánh sáng quá cao sẽ khiến những cây ưa bóng mát, bóng râm cũng có thể có hiện tượng vàng lá, năng suất giảm.
Độ PH trong dung dịch thủy canh
Mỗi loại rau có một mức độ Ph riêng. Đa số các lại rau trồng thủy canh đều có phạm vi pH từ 5.0 – 7.0, trong đó ngưỡng 5.8 – 6.5 chúng phát triển tốt nhất. Bạn có thể xem chi tiết bảng dưới đây:
Rau/củ/quả | PH tối ưu |
Rau diếp | 6-7 |
Rau muống | 5.3-6 |
Dưa gang | 5.5-6.5 |
Dâu | 5-7.5 |
Bí đỏ | 5.5-7.5 |
Hành tây | 6-7 |
Cà tím | 5.5-7 |
Cà rốt | 5.5-7 |
Dưa leo | 5.5-7.5 |
Rau cải | 5.5-6.5 |
Khoai lang | 5.5-6 |
Cà chua | 5.5-6.5 |
Dưa hấu | 5.5-6.5 |
Đậu Hà Lan | 6-7.5 |
Các yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa,…là những yếu tố khiến độ ph trong dung dịch thủy canh thay đổi. Độ ph tăng cao hoặc giảm cũng khiến cho rau không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Để kiểm tra độ Ph trong dung dịch thủy canh, thiết bị lý tưởng nhất chính là
máy đo độ PH. Với các thao tác đơn giản và chỉ sau vài giây, bạn đã thu được kết quả và có những cách điều chỉnh sao cho phù hợp để không ảnh hưởng đến dung dịch thủy canh cho rau. Bạn có thể tham khảo một số dòng máy đo Ph như:
Máy đo độ PH PH-618 hoặc
máy đo PH Hanna HI8314 hoặc
máy đo PH HI8424,…
Nồng độ ppm
Nồng độ ppm là yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến dung dịch thủy canh. Mỗi giai đoạn phát triển, các loài rau đều có những yêu cầu riêng về chất dinh dưỡng. Khi rau không hấp thụ đủ lượng chất sẽ có hiện tượng chậm phát triển, thân còi cọc, thậm chí nếu thừa dinh dưỡng cũng gây ra tình trạng vàng lá.
Chính vì thế, trước khi trồng rau, bạn nên tìm hiểu kĩ về nhu cầu dinh dưỡng của từng loại rau cũng như nồng độ ph phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Cách điều chỉnh dung dịch thủy canh khi rau bị vàng lá
Sau một thời gian sử dụng dung dịch thủy canh để trồng rau do nhiều yếu tố tác động, dưỡng chất này có thể biến đổi nồng độ cũng như chất lượng và ảnh hưởng đến sự phát triển của rau.
Trước khi quyết định gieo trồng bất kì một loại rau nào hay cả trong quá trình chăm sóc rau, bạn nên thường xuyên kiểm tra nồng độ ppm cũng như nồng độ ph và so sánh với bảng chất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại rau để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp nhất.
- Nếu nồng độ quá cao, cách tốt nhất, bạn pha thêm nước cho dung dịch và ngược lại nếu quá thấp, không đáp ứng đủ, bạn nên bổ sung dung dịch cần thiết để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rau. Ngoài ra cũng có thể thay hỗn hợp dung dịch mới nếu các thành phần vi lượng, đa lượng không còn phù hợp.
- Đối với các lứa rau sau, bạn nên thay mới hoàn toàn dung dịch dinh dưỡng, phơi ro nhựa thủy canh, hay làm sạch hệ thống ống dẫn,…Cách này giúp bạn loại bỏ các mầm bệnh, tạp chất gây hại nhằm đảm bảo môi trường tốt nhất cho rau phát triển.
Trên đây là những cách giúp bạn điều chỉnh dung dịch thủy canh khi rau có hiện tượng vàng lá. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có được cách ứng phó và có được kết quả gieo trồng tốt nhất.