Xem nhanh
Để giúp bạn nhanh chóng loại bỏ tảo đỏ trong ao tôm, chúng tôi gửi đến bạn cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng clo nhanh chóng, triệt để. Đây chính là cách được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo thêm và áp dụng.
Các chỉ số trong môi trường nước nuôi tôm không được đảm bảo khiến tảo đỏ xuất hiện và ảnh hưởng tới sự phát triển của thủy sản trong nước. Việc kiểm soát các chỉ số này là cần thiết, bạn nên sử dụng các sản phẩm như: Máy đo độ mặn giá rẻ, bút đo pH giá rẻ để nắm bắt và đánh giá được chất lượng nguồn nước.
Tảo đỏ là gì?
Tảo đỏ (tảo giáp) là tên gọi của một loại tảo độc, chúng sống chủ yếu ở nước mặn, tồn tại dạng đơn bào hình dáng cầu hoặc là sợi. Trong ao nuôi tôm, chúng phát triển, di chuyển nhanh, làm thiếu oxy khiến tôm chậm phát triển.
Tảo đỏ ao nuôi tôm xuất hiện do sự mất cân bằng khoáng vi lượng, dư thừa thức ăn, đáy ao không được cải tạo kỹ. Từ đó, tạo điều kiện cho tảo giáp trong ao phát triển, mức độ lớn dẫn đến biến đổi màu nước trong ao tôm. Chúng có khả năng quang hợp nên khi trời nắng thường nổi váng khiến màu nước sẫm lại.
Tảo đỏ trong ao nuôi tôm
Tảo đỏ có kích thước nhỏ, mật độ lớn khi tôm ăn phải sẽ khó tiêu hóa được, điều này làm tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc đứt ruột. Đặc biệt, sự phát triển quá nhanh của tảo trong nước làm giảm oxy trong nước, khiến tôm hô hấp khó. Khi tảo chết đi tạo khí độc cũng làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sống của tôm.
Lý do cần diệt tảo đỏ trong ao nuôi tôm
Tảo đỏ là một dạng tảo biển, có thể phát triển ở các môi trường nước mặn và có thể gây nhiều vấn đề trong ao nuôi tôm. Dưới đây là một số lý do chính cần diệt tảo đỏ trong ao nuôi tôm:
Lý do cần diệt tảo đỏ trong ao nuôi tôm
- Tảo đỏ có thể tạo thành lớp màng nhầy trên bề mặt ao, tạo ra cạm bẫy cho tôm. Điều này có thể làm tăng khả năng mắc kẹt của tôm trong tảo và khó khăn khi di chuyển, ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của chúng.
- Tảo đỏ có thể bám vào thức ăn và làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thức ăn, làm giảm hiệu suất dinh dưỡng của tôm.
- Trong một số trường hợp, tảo đỏ có thể sản xuất các chất độc hại như hydrogen sulfide (H2S) và ammonia (NH3) khi chúng bị phân hủy, gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôm.
- Nếu tảo đỏ phát triển quá mức, nó có thể gây ra vấn đề về môi trường như làm tăng độ đục nước trong ao, giảm lượng oxi hóa và làm tăng lượng chất hữu cơ trong nước. Từ đó dễ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm và các hệ thống sinh thái ao nuôi.
Do đó, việc kiểm soát và diệt tảo đỏ trong ao nuôi tôm là quan trọng để duy trì một môi trường ao nuôi lành mạnh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của tôm.
Xem thêm: Chỉ số độ mặn thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu?
Cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo
Clorine là một hóa chất có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn, ký sinh trùng, đặc biệt, khả năng xử lý nước ao nuôi tôm cực tốt. Tuy nhiên không nên lạm dụng bởi nếu dùng lượng nhiều, đáy ao khó gây màu nước, ảnh hưởng lớn tới vụ nuôi.
Liều lượng Clo nen dùng khử trùng đáy ao từ 50 – 100g/m3, khử trùng nước từ 20 – 30 g/m3.
Cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo
Tiến hành:
Tiến hành cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo như sau:
Thực hiện khử trùng đáy ao trước, bạn nên tháo bớt, để khoảng 1/3 lượng nước ao, sau đó thực hiện thả Clo theo tỉ lệ nêu trên. Nên thả clo vào thời gian buổi sáng sớm, khi nắng lên, lượng nhiệt sẽ tác động giúp làm sạch đáy và loại bỏ tảo đỏ. Tiếp đó, làm sạch đáy ao, thả nước và kiểm tra nguồn nước trong ao.
Khử trùng nguồn nước khi thả vào ao theo liều lượng nêu trên, chú ý, cần để 3 – 5 ngày sau đó thả tôm, cá để đảm bảo không ảnh hưởng tới sự phát triển của nó.
Một số lưu ý khi sử dụng clo:
- Xử lý trước khi thả tôm, cá để hạn chế sinh vật trong nước bị chết hoặc ngộ độc.
- Không dùng clo khi nước ao giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ vì có thể gây phản ứng phụ
- Không dùng các chất khác trong quá trình thả Clo vì có thể gây các phản ứng hóa học, ảnh hưởng tới chất lượng nước.
- Không nên thả vôi trước khi dùng Clo vì điều này làm giảm tác dụng của Clo.
- Sau khi dùng Clo, nên thả men vi sinh để giúp cân bằng màu mỡ trong môi trường nuôi.
- Dùng Clo với liều lượng phù hợp, điều này đảm bảo diệt tảo nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới nguồn nước và sự sinh trưởng của tôm, cá.
Tảo đỏ nổi váng trong ao nuôi tôm
Ngoài dùng Clo, một số biện pháp cắt tảo được áp dụng như: Dùng men vi sinh liều cao hoặc dùng hóa chất ví dụ như BKH++ 800 hoặc ALGA RV.
Xem thêm: Chỉ tiêu nước nuôi tôm - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn của tôm
Một số biện pháp hạn chế tảo đỏ xuất hiện trong ao tôm
Áp dụng một số biện pháp dưới đây để hạn chế tảo giáp xuất hiện trong ao nuôi tôm, đảm bảo môi trường nước, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Kiểm soát nguồn nước: Sử dụng thiết bị kiểm tra nước như: khúc xạ kế cầm tay, máy đo oxy hòa tan,… để kiểm tra các chỉ số quan trọng của nước. Chỉ số này cần đạt ở mức thích hợp để tôm, cá có môi trường sống lý tưởng.
Sử dụng khúc xạ kế cầm tay
Kiểm soát lượng thức ăn: Cần thả thức ăn ở mức vừa đủ, không nên để tình trạng dư thừa kéo dài quá lâu, điều này sẽ tạo môi trường khiến tảo độc phát triển.
Vệ sinh đáy ao theo định kỳ: Lượng thức ăn còn thừa, cùng với chất thải từ tôm khiến đáy ao dày bùn, vệ sinh theo định kỳ là điều cần làm để bạn có môi trường nuôi tôm tốt nhất, hạn chế sự xuất hiện của vi khuẩn gây hại tới đàn tôm.
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng clo, đây là biện pháp được đánh giá cao và được nhiều người ứng dụng hiện nay. Bạn cần áp dụng các biện pháp hạn chế tảo xuất hiện trong ao nuôi tôm để đảm bảo cho tôm phát triển tốt nhất. Để được tư vấn mua máy kiểm tra nước sạch, vui lòng liên hệ Hotline: 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) ngay hôm nay!