Xem nhanh
Có thể bạn chưa biết, nếu chúng ta sử dụng kính hiển vi sinh học trong một thời gian dài mà không vệ sinh và bảo quản cẩn thận thì rất có thể, kính hiển vi của bạn sẽ bị bẩn và có thể lên nấm mốc. Vậy nấm mốc có tác hại như thế nào với kính hiển vi sinh học và khi sử dụng kính cần chú ý điểm gì để hạn chế nấm mốc? Hãy cùng THB Việt Nam tìm hiểu thêm nhé!
Tìm hiểu chung về nấm mốc trên kính hiển vi
Nấm mốc là một loài sinh vật chân hạch với cách thức sống ký sinh. Nấm mốc có nhiều hình dạng, chúng sinh sản qua 2 hình thức là sinh sản hữu tính và vô tính. Ở điều kiện (nhiệt độ, độ ẩm) thích hợp, chúng sinh sản rất nhanh và có mối nguy hại lớn.
Nấm mốc là một trong những nguyên nhân khiến kính hiển vi của bạn mờ sau thời gian dài không sử dụng. Nấm mốc ở kính hiển vi thuộc loại Aspergillus, những tế bào nấm này phát triển trên bề mặt các bộ phận kính với nhu cầu Oxy cao.
Nấm mốc phát triển dựa trên điều kiện môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm. Ở kính hiển vi, nấm mốc phát triển sau quá trình sử dụng kính mà quên không vệ sinh hoặc bảo quản kính ở môi trường ẩm thấp,...
Nấm mốc có kích thước cực nhỏ đặc biệt, khả năng sinh sôi nhanh, mắt thường khó phát hiện ra chính vì thế nên nấm mốc chỉ được phát hiện ra khi chất lượng làm việc của kính bị giảm so với ban đầu.
Bạn có biết?
- Top 3 kính hiển vi sinh học soi vi khuẩn giá rẻ
- 3 lời khuyên giúp kéo dài tuổi thọ kính hiển vi sinh học
Tác hại của nấm mốc đối với kính hiển vi sinh học
Kính hiển vi sinh học là dụng cụ thường xuyên tiếp xúc, làm việc với các mẫu vật sinh học như dùng để soi các dung dịch máu, mẫu phẩm sinh học,... hoặc dùng để soi vi khuẩn với dầu soi. Việc vệ sinh chỉ làm sạch cơ bản kính của bạn, nếu bảo quản không cẩn thận, rất có thể trở thành môi trường lý tưởng để nấm mốc phát triển. Không chỉ kính hiển vi sinh học, nếu bạn sử dụng kính hiển vi soi nổi mà việc vệ sinh, bảo quản chưa tốt, kính của bạn vẫn có thể gặp phải hiện tượng nấm mốc.
Sự sinh sôi, nảy nở của nấm mốc trên thấu kính sẽ làm giảm chất lượng làm việc của các thấu kính một cách đáng kể. Bề mặt thấu kính bị phủ một lớp mờ mốc, điều này làm mất tính trong suốt của thấu kính.
Kích thước của nấm mốc cực nhỏ, cùng với việc các sợi nấm phân tán trong quá trình sinh sản, điều này làm cho chất lượng hình ảnh khi quan sát giảm đi rõ rệt. Việc phân tán của nấm mốc còn làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc của các bộ phận liên quan, làm giảm chất lượng làm việc của kính hiển vi của bạn.
Nấm mốc bám vào các bộ phận của thấu kính với thời gian dài sẽ ăn mòn mặt bóng của thấu kính, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng đối với kính.
Xem thêm:
- Mẹo sử dụng và bảo quản kính hiển vi sinh học an toàn
- Tìm hiểu các loại kính hiển vi sinh học được sử dụng nhiều hiện nay
Cách hạn chế nấm mốc khi sử dụng kính hiển vi sinh học
Có rất nhiều cách để hạn chế nấm mốc khi sử dụng kính hiển vi sinh học, cùng tìm hiểu một số cách dưới đây để bảo quản kính hiển vi sinh học của bạn tránh nấm mốc một cách tốt nhất nhé!
- Vệ sinh kính hiển vi sinh học của bạn thật sạch sau khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng, kính phải làm việc với các mẫu phẩm sinh học hoặc dầu soi. Nếu vô tình làm mẫu vật dính trên kính, hãy vệ sinh bằng các dung dịch vệ sinh chuyên biệt dùng cho kính hiển vi để chắc chắn kính của bạn luôn sạch sẽ.
- Để chống nấm trong điều kiện tự nhiên cho kính hiển vi sinh học bạn cần phải tạo ra môi trường chống nấm mốc đủ tốt. Điều này phải đặt đủ các điều kiện như: môi trường khô ráo, nhiệt độ và độ ẩm thấp, thoáng gió, bề mặt kính không có chất dinh dưỡng,...
- Nếu không may, rễ nấm để lại trên kính của bạn những vết ăn mòn sâu, chất lượng mặt bóng của thấu kính không còn tốt, chất lượng hình ảnh kém hơn, bạn có thể thay thế các thấu kính mới để đảm bảo chất lượng làm việc của kính.
THB Việt Nam vừa chia sẻ đến bạn về tác hại của nấm mốc đối với kính hiển vi sinh học và cách hạn chế nấm mốc khi sử dụng kính. Nếu bạn còn băn khoăn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.