Xem nhanh
Máy cưa lọng (hay còn gọi là máy cưa sọc) ngày càng được sử dụng phổ biến trong xưởng làm đồ gỗ, nhưng rất nhiều người chưa biết cách mà máy cưa lọng vận hành hay các cấu tạo chính của chiếc máy cưa lọng này ra sao, vậy hãy để maydochuyendung.com trả lời cho bạn trong bài viết này!
Máy cưa lọng là gì?
Máy cưa lọng còn được coi là máy cưa cầm tay chuyên dụng bằng các chuyển động lên xuống rất nhanh, tạo ra những đường cưa đẹp mắt theo ý muốn. Bạn có thể sử dụng nó bằng một tay để cắt ngang, cắt xéo theo cạnh bên... tuy nhiên máy cưa lọng bị các giới hạn về độ dày vật liệu quá dày.
Xem thêm: Nên chọn dòng cưa đĩa hay cưa lọng của Bosch để cưa gỗ?
Máy cưa lọng sử dụng lưỡi cưa có thể thay đổi được tùy theo độ dày của vật liệu mà bạn gia công. Khi sử dụng máy, bạn cần chú ý vì lưỡi cưa rất bén, một chút sai sót có thể khiến bạn bị thương. Bởi vậy, bạn cần hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cưa lọng để có thể tiết kiệm thời gian cho bản thân và tránh những tai nạn kĩ thuật.
Hình ảnh máy cưa lọng Makita
Quy trình tháo máy cưa lọng
Việc đầu tiên bạn cần làm khi muốn tháo chiếc cưa lọng của mình ra để tiến hành kiểm tra các bộ phận bên trong máy đó chính là tháo máy. Bạn cần tháo đúng quy trình để không ảnh hưởng đến độ bền của máy và đồng thời hạn chế được sự sai sót trong quá trình tháo lắp máy.
Thông thường 1 chiếc máy cưa Bosch hay của bất kỳ thương hiệu nào như máy cưa Makita, Dewalt... thì đều được sản xuất từ nhựa cao cấp, phần chân đế làm bằng hợp kim nhôm nâng cao khả năng cách điện, cách nhiệt trong quá trình sử dụng đồng thời cũng thuận tiện hơn cho việc tháo lắp.
Dễ dàng mở vỏ máy chỉ bằng tua vít hoặc máy bắt vít
Để tháo được chiếc cưa lọng thông thường, bạn thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Tháo phần nắp trượt ở đầu máy, bộ phận này có tác dụng chính là bảo vệ lưỡi cưa trong quá trình máy vận hành.
- Bước 2: Dùng chìa vặn lục giác xiết lỏng ốc ở phần đế máy cưa, sau đó tháo rời chân đế ra khỏi máy.
- Bước 3: Tháo lưỡi cưa bằng cách dùng chìa lục giác vặn ốc chặn ra là được.
- Bước 4: Dùng tua vít để tháo rời ốc trên máy (bạn có thể sử dụng máy bắt vít cầm tay để hạn chế công sức phải bỏ ra)
- Bước 5: Sau khi đã vặn hết ốc vít ra khỏi máy, bạn sẽ tháo rời máy, tuy nhiên, khi bạn nhấc bỏ máy ra nên sử dụng lực nhẹ nhàng, 1 tay nên giữ phần động cơ trong để tránh không cho chúng bám vào vỏ bị rơi ra ngoài.
Cấu tạo máy cưa lọng
Cấu tạo bên trong của chiếc máy cưa lọng cũng như những dụng cụ điện cầm tay, cũng phải có chổi than, cổ góp, roto và cánh quạt để đánh lửa và truyền dộng từ nguồn điện để cho máy hoạt động được.
Cấu tạo bên trong của máy cưa lọng
Máy cưa lọng hiện nay có hai loại chủ yếu, một loại là cố định và loại thứ hai máy cưa lọng cầm tay.
1. Đối với loại máy cưa lọng cố định (máy cưa lọng bàn). Loại máy này đã có sẵn bàn cưa, nên bạn không cần phải cầm máy cưa thao tác mà thay vào đó là di chuyển vật liệu cần cắt, điều này giúp cho đường cắt di chuyển chính xác hơn và bạn không bị mỏi tay trong quá trình cắt vật liệu.
Máy cưa bàn này có cấu tạo gồm một bộ động cơ với hai bánh đà, lưỡi cưa lưỡng kim làm từ thép là chính cùng với những hợp kim khác. Tuy nhiên dòng máy này không thể cưa được những chi tiết hình thù đặc biệt. Đặc biệt chúng có kích thước rất lớn, khó di chuyển và không linh hoạt.
Máy cưa lọng cầm tay gồm các phụ kiện đ kèm
2. Máy cưa lọng cầm tay là dạng máy không có bánh đà mà thay vào đó là lưỡi cưa sẽ chỉ chuyển động lên xuống giúp bạn dễ dàng sử dụng hơn.
Kết cấu của cưa điện cầm tay này không quá phức tạp chỉ gồm một bộ động cơ điện cùng với kết cấu bánh răng theo kiểu chuyển động tròn để truyền động năng sang dạng chuyển động lên xuống (giống như máy may), lưỡi cưa được gắn vào và tiếp nhận chuyển động lên xuống của động cơ.
Xem thêm: Bên trong máy cưa lọng cầm tay có gì?
Nguyên lý hoạt động của máy cưa lọng
Máy cưa lọng có nguyên lý, phương thức hoạt động giống như những chiếc máy cưa cầm tay thông thường, được trang bị cách thức vận hành đơn giản giúp người dùng có thể sử dụng máy đơn giản hơn, dễ dàng hơn.
Khi bạn bật công tắc/bật máy, dòng điện sẽ chạy vào động cơ làm cho trục cơ quay. Lúc này, trục cơ quay thông qua bộ truyền trung gian tác động tới trục cưa và khiến cho trục cưa chuyển động.
Khi đó lưỡi cưa đã được lắp cố định trên trục cưa nhờ đĩa ốp và vít hãm, do đó, trục cơ quay sẽ làm lưỡi cưa bắt đầu hoạt động.
Bạn thấy rằng chỉ với nguyên lý hoạt động đơn giản nhưng máy cưa lọng lại hoạt động vô cùng mạnh mẽ, xứng đáng là thiết bị tuyệt vời hỗ trợ đắc lực cho công việc của bạn.
Máy cưa lọng Makita hiện đang được dùng nhiều nhất hiện nay
Hướng dẫn kiểm tra cấu tạo bên trong máy cưa lọng
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra phần dây dẫn nguồn điện, xem chúng có bị đứt hay tuột hoặc có vấn đề gì không để khắc phục kịp thời. Kiểm tra công tắc on/off xem chúng còn bấm tắt mở nhẹ nhàng hay không, phần khóa còn hoạt động tốt hay không.
Riêng với bộ phận điều chỉnh tốc độ của dòng cưa điện cầm tay, sau một thời gian hoạt động, các IC sẽ dễ bị chập, hỏng khiến bạn không thể điều chỉnh tốc độ để thích hợp với công việc được. Có mẹo nhỏ mà maydochuyendung.com giới thiệu cho bạn để khắc phục tình trạng này, bạn sẽ cắt hẳn chúng nối thẳng trực tiếp, máy sẽ hoạt động ở 1 chế độ cố định.
Bên trong máy cưa lọng
Tiếp theo bạn sẽ tiến hành kiểm tra chổi than của máy cưa lọng, nếu than bị hết hoặc gỉ, bị hỏng không thể khắc phục được nữa thì bạn nên tiến hành thay than mới để kết quả làm việc tốt hơn, cũng đem lại sự an toàn hơn cho lần sử dụng máy tiếp theo.
Với các dòng như máy cưa lọng cao cấp thì chổi than sẽ được thiết kế riêng cho máy, nên khi đi mua than mới, tốt nhất bạn nên cầm đi theo để tránh mua nhầm.
Sau đó bạn sẽ kiểm tra cổ góp của máy, xem chúng có bị bám gỉ hay không, nếu có thì sử dụng một đầu dao hoặc kéo nhọn và sắc để cạo sạch chúng đi là được. Bạn cũng nên xem xét cả phần dây quấn quanh roto máy, nếu thấy chúng có những chấm đen hoặc bị cháy thành than thì khả năng motor máy đã bị cháy.
Để kiểm tra bạc đạn, bạn chỉ cần lấy tay quay nhẹ vào phần cánh quạt của máy cưa lọng, nếu có hiện tượng bị kẹt, tiến hàn tháo chúng ra. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên mang ra thợ để có đủ dụng cụ, đồ nghề tháo lắp mà không gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách kiểm tra cơ cấu truyền động để lưỡi cắt, lưỡi cưa lọng của bạn hoạt động.
Cơ cấu truyền động để lưỡi cắt, lưỡi cưa lọng hoạt động
Cách sử dụng máy cưa lọng
Máy cưa lọng được sử dụng phổ biến, với nhiều chức năng như những máy cưa cầm tay đa năng nên nhà sản xuất đa số đều thiết kế chúng đơn giản, không quá khó sử dụng để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
Đế kim loại của máy cưa lọng thường được gọi là "Shoe". Việc đàu tiên bạn cần làm đó là đặt phần đầu của đế lên trên vật liệu cần cắt để chuẩn bắt đầu tiến hành cắt.
Dùng kìm kẹp máy thật chặt chẽ rồi nhấn nút khởi động và cắt bình thường.
Lưu ý:
- Bạn phải đặt đế vào phía của đường cắt mà bạn muốn cắt rồi sau đó đặt lưỡi cưa hơi xa so với đường ấy.
- Khi sử dụng máy cưa lọng bạn nên tác động một lực nhẹ nhàng lên máy, không đè chặt lưỡi cưa, động cơ và lưỡi cưa làm việc có thể dính và gây ra những tình huống nguy hiểm.
- Cưa lọng di chuyển lưỡi cưa rất nhanh nên nếu bạn đẩy máy về trước quá nhanh, lưỡi sẽ rất dễ gãy.
Một số dòng máy cưa lọng cầm tay được yêu thích:
1. Máy cưa lọng Dewalt DW349R - Giá bán: 1.360.000đ
- Công suất 500W
- Cưa gỗ 60mm, cưa thép 2 - 3mm.
- Trọng lượng 2.7kg
- Bảo hành 3 năm
2. Máy cưa lọng Dewalt DW341K - Giá bán: 2.190.000đ
- Công suất: 550W
- Cắt thép 8mm
- Cắt gỗ 60mm
- Bảo hành 3 năm
Máy cưa lọng Dewalt DW349R
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về cấu tạo máy cưa lọng và cách vận hành của máy. Nếu bạn có nhu cầu tìm đại lý bán máy cưa Bosch hay máy cưa Makita giá rẻ và chính hãng hoặc có muốn tìm hiểu về máy mài, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại (024) 3793 8604 - 3219 1220 để được hỗ trợ.