Xem nhanh
Độ cứng inox là mức độ vật liệu có thể chịu đựng được khi có sự tác động của lực bên ngoài mà không bị biến dạng hoặc hư hỏng. Đối với inox 304, 201 và 316, thông số này thường được đo bởi thang Rockwell (HRC, HRB,HRF...) để cho kết quả chính xác nhất. Vậy độ cứng inox 304 bao nhiêu HRC? Độ cứng của inox 201 và 316 có gì khác biệt? Cùng maydochuyendung.com tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết ngay sau đây nhé!
Độ cứng inox 304 bao nhiêu HRC?
Inox 304 là một loại thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn hiệu quả, ít dẫn điện và nhiệt đồng thời có từ tính thấp, tính thẩm mỹ cao. Đây là loại vật dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như xây dựng thực phẩm, y tế, công nghiệp,...
Độ cứng của inox 304 nằm trong khoảng 70-90 HRB
Trên thực tế, độ cứng inox 304 không được đo bằng đơn vị HRC (Rockwell C) do khả năng chịu lực và mài mòn thấp hơn so với các loại inox khác. Thay vào đó, người ta sử dụng thang đo HRB để đảm bảo kết quả có độ chính xác cao hơn.
Thông thường, độ cứng inox 304 kiểm tra bằng máy đo độ cứng nằm trong khoảng 70-90 HRB. Con số này có thể thay đổi phụ thuộc vào quá trình gia công, nhiệt luyện hoặc các thành phần hóa học.
Xem thêm: Độ cứng của kim loại là gì? Thang đo độ cứng kim loại
Độ cứng HRC của inox 201
Cả inox 201 và inox 304 đều thuộc nhóm inox austenitic có đặc tính dẻo dai, dễ gia công và không bị từ hóa. Với loại inox này, người ta thường quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố như khả năng chống ăn mòn, độ bền kéo, độ dẻo,... Vì vậy, độ cứng của inox 201 cũng cũng sử dụng thang đo Rockwell B (HRB) thay vì HRC như các kim loại khác.
Độ cứng của inox 201 nằm trong khoảng 75-95 HRB
Khi sử dụng máy đo độ cứng Rockwell, độ cứng inox 201 nằm trong khoảng 75-95 HRB. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào quá trình xử lý nhiệt và cán.
Độ cứng của inox 316 bao nhiêu HRC?
Cũng giống như inox 304 và 201, độ cứng inox 316 cũng được đo bằng đơn vị HRB thay vì HRC thông thường. Loại vật liệu này được đánh giá cao về tính dẻo dai, dễ gia công, khả năng chống ăn mòn cao và độ bền mài mòn đủ tốt. Inox 316 có thể tăng độ cứng thông qua các phương pháp như xử lý nhiệt, mạ cứng hoặc nitrua hóa.
Độ cứng inox 316 giao động trong khoảng 75-95 HRB
Tuy nhiên, các phương pháp nêu trên không làm thay đổi đáng kể độ cứng của inox 316. Thông số này thường chỉ giao động trong khoảng 75-95 HRB, tương tự như inox 201. Bạn có thể sử dụng inox 316 trong các lĩnh vực như hóa chất, dầu khí, sản xuất thiết bị y tế, xây dựng,...
Xem thêm: Các loại thang đo độ cứng phổ biến hiện nay
Bảng tra độ cứng các loại inox
Độ cứng của inox là thông số quan trọng giúp người dùng đánh giá khả năng chịu lực, chống mài mòn và biến dạng của vật liệu này. Việc nắm bắt thông số độ cứng sẽ giúp bạn lựa chọn được loại inox phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể. Dưới đây, Máy đo chuyên dụng sẽ chia sẻ bảng tra độ cứng các loại inox phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:
Inox | Độ cứng |
Inox 201 | 95 HRB |
Inox 301 | 95 HRB |
Inox 303 | 262 HB |
Inox 304 | 92 HRB |
Inox 304H | 92 HRB |
Inox 304L | 88 HRB |
Inox 309H | 90 HRB |
Inox 309S | 90 HRB |
Inox 310 | 95 HRB |
Inox 310H | 90 HRB |
Inox 310S | 90 HRB |
Inox 316 | 95 HRB |
Inox 316L | 95 HRB |
Inox 316Ti | 90 HRB |
Inox 317 | 90 HRB |
Inox 317L | 90 HRB |
Inox 321 | 95 HRB |
Inox 321H | 90 HRB |
Inox 347 | 92 HRB |
Inox 409 | 95 HRB |
Inox 410 | 96 HRB |
Inox 420 | 241 HB |
Inox 430 | 89 HRB |
Inox 431 | 285 HRB |
Inox 434 | 89 HRB |
Inox 630 | 38 HRC |
Inox S32101 | 30 HRC |
Inox S32205 | 30 HRC |
Inox S32550 | 31 HRC |
Inox S32750 | 32 HRC |
Để có kết quả chính xác nhất, maydochuyendung.com khuyên bạn nên sử dụng các thiết bị đo hiện đại như: Thiết bị đo độ cứng cầm tay HM-6560, Máy đo độ cứng di động RHL-20, Máy đo độ cứng di động RHL-10,...
Như vậy, maydochuyendung.com đã giúp bạn giải đáp độ cứng inox 304 bao nhiêu HRC trong bài viết này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline Hà Nội: 0902148147- 0904810817 hoặc Sài Gòn: 0979244335- 0986568014 để được tư vấn chi tiết.