PH của nước là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất. Việc kiểm tra và kiểm soát độ PH của nước sẽ giúp bạn có các hướng xử lý nhanh và kịp thời. Vậy đâu là
các yếu tố ảnh hưởng đến độ ph của nước? Cùng tìm hiểu ngay!
Tính chất nền đất ảnh hưởng đến độ PH của nước
Tính chất nền đất là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ PH của nước. Đất chua phèn hoặc đất chua làm cho độ PH của nước thấp. Khi trời mưa nhiều sẽ làm phèn bị rửa trôi từ trên bờ xuống ao. Nước ngấm trong bờ ao hoặc nước ngoài mương cao hơn nước trong ao làm xì phèn vào ao dẫn đến giảm PH.
Để kiểm tra độ PH chính xác, biện pháp nhanh và hiệu quả nhất bằng cách sử dụng máy đo độ PH. Hãy tập thói quen này để kiếm soát tốt độ PH trong nước để có những điều chỉnh sao cho phù hợp.
Tảo và vi sinh vật trong ao nuôi thủy sản
Tảo thực vật thích hợp với độ PH từ 8.0-8.2. Tảo và vi sinh vật sử dụng CO2 nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước.
Nếu tảo nhiều sẽ làm PH biến động lớn, độ PH rất cao, khoảng từ 8,8-9,1 vào buổi chiều. Nhưng khi tảo tàn sẽ làm giảm pH trong ao. Vùng nuôi tôm độ mặn thấp, hoặc nuôi tôm mùa mưa, rong tảo thường phát triển mạnh. Chính vì thế cần đảm bao sự cân bằng giữa tảo và vi sinh vật để làm ổn độ PH.
Thời tiết và khí hậu
Thời tiết và khí hậu là yếu tố ảnh hưởng đến độ PH của nước mà ít người có thể kiểm soát được.
Nước mưa có độ PH thấp, rơi vào khoảng 6.5 - 6.7. Trong khi đó, nước ao có PH từ 7.5 - 8.5. PH nước ao nuôi có thể giảm từ 0.3 -1.5 ngay khi mưa và kéo dài sau đó. Mưa có thể làm giảm nhiệt độ trong ao từ 3 đến 5 độ C nên sức ăn của các loài cá, tôm,…có thể bị giảm hơn mức thông thường.
Ánh sáng và nhiệt độ
Ánh sáng ở cường độ lớn và nhiệt độ cao sẽ tạo ra phản ứng hóa học điện ly, phản ứng tách ngược nước H2O thành OH- và H+. Nồng độ H+ trong dung dịch tăng kéo theo độ pH cũng tăng lên.
Ngoài ra, ánh sáng và nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất trong nước, ảnh hưởng đến sự hút các chất của các sinh vật.
Cách điều chỉnh độ PH của nước trong ao nuôi thủy sản
Trước tiên, bạn cần xác định độ PH thích hợp cho nước trong ao nuôi tôm ở ngưỡng tốt nhất trong khoảng từ 7,8 - 8,5. Sử dụng
máy kiểm tra chất lượng nước để thực hiện thao tác kiểm tra độ PH thường xuyên, cụ thể là máy đo PH như
bút đo pH,
máy đo pH thủy canh. Chỉ sau vài giây, bạn đã có kết quả chính xác và có các hướng điều chỉnh sao cho phù hợp với sự phát triển của thủy sản.
Xử lý đáy ao:
Cách thông thường và tốt nhất đó là sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi để cải tạo đáy ao. Tùy vào độ PH đất mà lượng vôi sử dụng sao cho phù hợp. Nếu PH thấp thì càng phải dùng nhiều vôi và ngược lại.
- PH>6 bón khoảng từ 300-600kg/ha
- PH<5 bón khoảng từ 1.500-2.000kg/ha.
Xử lý nước trong ao:
- Nếu PH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi với liều lượng trong khoảng từ 0,5-10kg/1.000m2 vào thời điểm trời mát. Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa với liều lượng khoảng từ 10kg/1.000m2.
- PH buổi sáng 7.5-7.8 và chiều chênh lệch không quá 0.3, nước trong, vôi đolomit trong khoảng từ 30-50kg/ 1.600m2 (180-300kg/ha) vào buổi chiều trong vòng 2-3 ngày liên tiếp.
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng đến độ PH của nước. Hãy lưu ý thật kĩ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đừng quên sắm cho mình một chiếc máy đo độ PH để tiện theo dõi và có những phương pháp điều chỉnh kịp thời nhất.