Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng và cách điều trị

14:09 17/01/2025
Hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng là gì? Trông như thế nào qua kính hiển vi? Có cách nào để khắc phục không? Tất cả sẽ có trong bài viết này, đừng bỏ lỡ nhé!

Bà con có biết, bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng đang gây thiệt hại tới số lượng tôm trong đàn nuôi trồng hiện nay. Vậy, biểu hiện của bệnh như thế nào? Qua kính hiển vi trông ra sao cũng như cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ như thế nào? Bà con hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.

Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Về khái niệm, hoại tử cơ gặp ở giống tôm thẻ chân trắng là một triệu chứng của bệnh do virus IMNV gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan trong môi trường nuôi rộng.

Bệnh hoại tử gây chết ở đàn tôm

Bệnh hoại tử gây chết ở đàn tôm

Sau nghiên cứu, người ta nhận định, IMNV là virus có vật chất di truyền là ARN mạch đôi, sinh trưởng trong môi trường nước. Bệnh này phát hiện lần đầu tiên tại các ao nuôi tại Đông Bắc Braxin, từ đó lây lan sang Indo, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Giai đoạn 45 ngày tuổi sẽ là thời gian dễ bị bệnh ihhnv trên tôm với dấu hiệu lúc ban đầu cơ đuôi của tôm trở nên trắng đục. Sau đó, bệnh sẽ lan dần khắp thân, phần đốt bụng sẽ có nhiều điểm mờ đục trắng. Khi tôm bị nặng sẽ có biểu hiện hoại tử và đỏ ở phần cơ này. Khi đó, tôm sẽ bắt đầu chết, rớt đáy tỷ lệ lên tới 70%.

Bệnh làm tôm bị chết và người dân khó có thể khống chế được do vẫn chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể phòng ngừa. Chính vì lẽ đó, cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ ao nuôi, kiểm soát nguồn nước nuôi trồng và kiểm tra tôm thường xuyên.

Xem thêm: Tảo xanh là gì? Cách hạn chế tảo xanh sinh trưởng và phát triển trong ao nuôi tôm

Hoại tử cơ trên tôm có phải bệnh đục cơ?

Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng là loại bệnh thường gặp khi tôm thể 10 ngày tuổi kéo dài đến trưởng thành. Tôm thẻ bị bệnh đục cơ sẽ có dấu hiệu như phần mô cơ chạy dọc theo thân bị trắng đục kết hợp triệu chứng cong thân. 

Bệnh đục cơ: thường bắt đầu xuất hiện tôm thẻ 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Khi phát hiện bệnh đục cơ trên tôm thẻ nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ. Bệnh này do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước dẫn đến đục cơ và cong thân.

Ảnh phân biệt bệnh đục cơ và bệnh hoại tử ở tôm thẻ

Ảnh phân biệt bệnh đục cơ và bệnh hoại tử ở tôm thẻ

Như vậy, bệnh đục cơ trên tôm không phải là bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng. Hai bệnh này khác nhau hoàn toàn. Bà con cũng có thể tham khảo bảng phân biệt cũng như hình ảnh so sánh giữa hai bệnh.

Yếu tốBệnh đục cơ tôm thẻ

Bệnh hoạt tử tôm thẻ

Các tên gọi
  • Bệnh đục cơ trên tôm
  • Bệnh cong thân đục cơ.
  • Bệnh hoại tử cơ.
  • Bệnh IMNV.
Biểu hiện và triệu chứng
  • Mô cơ dọc thân bị trắng đục và cong thân
  • Thường phát hiện khi chài tôm hay nhiệt độ, độ mặn, độ ngọt thay đổi
  • Ban đầu xuất hiện ở cơ đuôi bị trắng đục và lan dần ra thân
  • Hoại tử và đỏ ở các phần cơ
  • Tôm thẻ chất trong ruột có nhiều thức ăn
Thời điểm xuất hiện bệnh
  • Từ 10 ngày tuổi đến giai đoạn trưởng thành
Từ 40-45 ngày trở đi.

 

Để phòng bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng, bà con cần chú ý bổ sung các khoáng chất định kỳ vào ao nuôi tôm. Đồng thời, bà con cũng cần chú ý theo dõi các chỉ số trong ao nuôi như độ mặn, độ ngọt, nhiệt độ...

Hình ảnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng qua kính hiển vi

IMNV gây chết cho tôm thẻ giống chân trắng nằm trong khoảng từ 40 đến 70%, ở vùng trung tâm dịch, tỉ lệ chết có thể lên tới 100%. Theo đó, nhiệt độ và nồng độ muối được coi là các yếu tố quan trọng cho sự phát triển của virus này.

Triệu chứng: Ở giai đoạn cấp tính các dấu hiệu nhận biết gồm: Phần cơ bụng và cơ đuôi trắng đục, cơ quan lympho trương to lên từ 2 – 4 lần so với kích thước ban đầu. Số lượng tôm nuôi chết đột ngột và kéo dài,…

Tôm mắc bệnh hoại tử cơ

Trong các phòng nghiên cứu, kính hiển vi điện tử là thiết bị được lựa chọn để sử dụng nhằm phát hiện dễ dàng tình trạng bệnh xuất hiện ở tôm. Khi quan sát, bà con đưa mẫu tôm (bộ phận như: chân bơi) đặt trên tiêu bản, điều chỉnh ánh sáng, chọn độ phóng đại phù hợp. Quan sát và so sánh với các triệu chứng bệnh để đưa ra kết luận phù hợp.

Lấy mẫu tôm để kiểm tra

Dưới đây là hình ảnh chi tiết khi dùng kính để quan sát mẫu bệnh:

Tôm bị mắc bệnh hoại tử cơ

Một số cách phòng – trị bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Đối với cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị bệnh. Do vậy, bà con sẽ cần nắm được các biện pháp kiểm soát bệnh cũng như phòng ngừa tốt nhất.

Cách phòng ngừa bệnh hoạt tử cơ tôm thẻ

Ở giai đoạn ấu niên, tiền trưởng thành là thời gian nhạy cảm khiến bệnh imnv trên tôm dễ xuất hiện nhất. Chính vì thế, bà con cần nắm được các cách phòng tránh bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng dưới đây:

  • Đối với tôm trong giai đoạn ấu trùng, cần kiểm tra thường xuyên để chắc chắn giống tôm được đảm bảo, khỏe.
  • Phương thức tiệt trùng trứng và ấu trùng là phương pháp được lựa chọn thực hiện và được đánh giá là đem lại hiệu quả cao.
  • Sàng lọc và thả tôm được kiểm tra và đánh giá là tôm không nhiễm IMNV để đảm bảo chất lượng nuôi trồng.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học để loại bỏ ô nhiễm cũng như mầm bệnh.
  • Luôn khử trùng và diệt virut theo quy định.
  • Tăng cường các khoáng chất, mem đường ruột giúp tôm có sức khỏe tốt.
  • Luôn tạo điều kiện môi trường nuôi tốt nhất.

Sàng lọc và kiểm tra tôm

Cách kiểm soát bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Tếp theo, bà con có thể tham khảo thêm các các kiểm soát bệnh hoại tử cơ để tránh có thể chết hết cả đàn tôm. Các cách kiểm soát như sau:

  • Khi phát hiện tôm bị bệnh cần duy trì sự ổn định của ao nuôi như nhiêt độ, độ mặn và pH.
  • Duy trì chỉ số oxy hòa tan ở mức 4mg/l trở lên, có thể sử dụng biện pháp sục khí.
  • Giảm hoặc ngừng cho ăn.
  • Khi tôm có tỷ lệ chết cao cần xử lý ao với Chlorine 30ppm trong vài ngày.
  • Nếu tôm chết số lượng quá lớn nên cân nhắc dừng nuôi, cải tạo lại ao nuôi và xử lý kỹ trước khi nuôi mới.

Bà con có thể tham khảo các thông số về độ pH, độ mặn phù hợp cho ao nuôi tôm. Nếu trong quá trình nuôi, tôm gặp tình trạng này, nên kiểm tra nguồn nước bằng các máy test nước như: nồng độ muối, pH, Oxy hòa tan, giảm lượng thức ăn cho tôm.

  • Lấy mẫu nước trong ao nuôi trồng kiểm tra bằng các máy đo độ mặn, chỉ số thích hợp cần đạt từ: 10 – 15‰.
  • Đo pH bằng các máy đo độ pH, mức phù hợp từ 7 – 8.5 độ pH.
  • Kiểm tra Oxy bằng việc sử dụng máy đo oxy, chỉ số cần đạt trên 4ppm là thích hợp.

Những thông tin cơ bản về bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng hy vọng sẽ giúp bà con có thêm thông tin để nuôi và chăm sóc tôm thẻ đạt năng suất cao. Chúc bà con thành công!

Tags:
Tin liên quan
Kính hiển vi sinh học nào phù hợp cho học sinh?Kính hiển vi sinh học nào phù hợp cho học sinh?

Bạn đang cần mua kính hiển vi dùng trong trường học? Cùng theo dõi thêm ở bài viết này để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất nhé!

Làm sao để cố định mẫu khi sử dụng kính hiển vi quang học?Làm sao để cố định mẫu khi sử dụng kính hiển vi quang học?

Nếu bạn đang thao tác với kính hiển vi mà chưa biết làm sao để cố định mẫu khi sử dụng kính thì bài viết này sẽ giúp bạn có thể thao tác cố định mẫu vật một cách dễ dàng nhất khi sử dụng kính hiển vi. Cùng theo dõi nhé!

Ứng dụng của kính hiển vi sinh học trong lĩnh vực y họcỨng dụng của kính hiển vi sinh học trong lĩnh vực y học

Kính hiển vi sinh học là một trong những thiết bị quan trọng, không thể thiếu được trong lĩnh vực y học. Hãy cùng THB Việt Nam tìm hiểu các ứng dụng cụ thể của thiết bị này trong ngành y học nhé!

Hướng dẫn lấy nét tự động cho kính hiển vi quang họcHướng dẫn lấy nét tự động cho kính hiển vi quang học

Nếu bạn đang sử dụng kính hiển vi quang học mà chưa biết cách lấy nét tự động khi sử dụng kính. Hãy tham khảo qua bài viết này để nắm được cách lấy nét tự động cho kính hiển vi quang học nhé!

Ở đâu bán kính hiển vi quang học?Ở đâu bán kính hiển vi quang học?

Bạn cần mua kính hiển vi quang học mà chưa tìm được địa chỉ nào uy tín, chất lượng. Tất cả những thông tin bạn cần sẽ có ở bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

Thông tin hữu ích về kính hiển vi quang họcThông tin hữu ích về kính hiển vi quang học

Cùng tìm hiểu một số thông tin hữu ích về kính hiển vi quang học để có thêm hiểu biết về sản phẩm này nhé!

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message