Xem nhanh
Nhiệt độ luôn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Vậy bạn có biết nhiệt độ là gì? Đơn vị, ký hiệu cũng như phương pháp đo nhiệt độ như thế nào? Bạn hãy cùng Maydochuyendung.com tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Nhiệt độ là gì?
Nhiệt độ (tên tiếng anh là Temperature) được hiểu đơn giản là tính chất vật lý của một vật chất, môi trường nhất định. Nhiệt độ thể hiện mức độ “nóng”, “lạnh” của vật chất đó.
Nhiệt độ chỉ mức độ nóng lạnh của vật thể, môi trường
Như bạn đã biết, khi nhiệt độ càng cao tức là càng nóng hoặc khi nhiệt độ thấp tức là lạnh. Hiện nay, các nhiệt độ có thể được đo bằng dụng cụ đo được hiểu là nhiệt kế.
Như vậy, nhiệt độ được dùng để biểu trưng cho nhiệt năng của mọi vật chất, môi trường, là nguồn gốc của nhiệt. Nhiệt độ thể hiện dòng năng lượng khi vật tiếp xúc với các vật khác sẽ đều có độ chênh lệch.
Ngoài việc tìm hiểu nhiệt độ là gì? Bạn cũng sẽ cần hiểu thêm về những yếu tố tác động đến nhiệt độ.
- Ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên: khí hậu, vị trí địa lý, môi trường…
- Ảnh hưởng bởi tác động lý hóa: tỷ trọng, áp suất, độ dẫn điện, độ hòa tan, phản ứng hóa học…
- Ảnh hưởng bởi con người: nhiệt độ cũng có thể thay đổi bởi những tác động của con người như sản xuất các thiết bị, tác động đến nhiệt độ môi trường.
Xem thêm: Nhiệt độ không khí thay đổi theo những yếu tố nào? Cách đo nhiệt độ không khí
Các đơn vị đo nhiệt độ là gì? Ký hiệu thế nào?
Hiện nay, nhiệt độ được ký hiệu là ° đi kèm với những đơn vị đo khác nhau. Mỗi đơn vị đo thường được gắn liền với những nhà khoa học đã nghiên cứu về nhiệt độ.
Đơn vị đo độ C (Celsius)
Celsius hay còn gọi là độ C được biết đến là đơn vị đo nhiệt độ phổ biến nhất hiện nay. Độ C có thang đo từ 0 đến 100 nhằm thể hiện các dạng của nước từ mức đóng băng 0 độ và điểm sôi ở mức 100 độ.
Đơn vị độ C được đề ra bởi nhà khoa học Anders Celsius (Thụy Điển) đề ra hệ thống đo nhiệt độ theo trạng thái của nước với mức cao nhất 100 độ C (212 độ Fahrenheit) là nước sôi và 0°C (32 độ Fahrenheit).
Độ C, độ F được dùng phổ biến nhất
Xem thêm: Nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu độ C? Cách kiểm tra nhiệt độ nước
Đơn vị đo độ F (Fahrenheit)
Độ F cũng là một đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà vật lý Daniel Gabriel Fahrenheit (Đức), được dùng phổ biến ở Mỹ và các nước khác. Thang đo nhiệt độ theo độ F sẽ được chia từ 32 độ F đến 212 độ F. Với thang đo này, điểm đóng băng của nước ở mức 7.5, nhiệt độ sôi là 60 độ F, nhiệt độ trung bình của người là 22,5 độ F.
Đơn vị đo độ K (Kelvin)
Đơn vị đo độ K được đặt tên theo nhà khoa học William Thomson. Vậy nhiệt độ Kelvin là gì? Đây là đơn vị đo nhiệt độ cơ bản trong hệ thống đo lường quốc tế (SI) nên được các nhà khoa dùng trong phổ biến trong thí nghiệm, nghiên cứu.
Thang đo nhiệt độ K sẽ được phân chia từ 273 - 373, tương ứng như các phân chia theo độ C từ 0 - 100 độ C. Với thang đo độ K sẽ không có giá trị âm, điểm thấp nhất sẽ ở trạng thái thái để cấu tạo vật liệu bất động.
Bảng so sánh các đơn vị đo nhiệt độ
Ngoài ra, nhiệt độ cũng được đo bởi các đơn vị khác như Rankine, Réaumur, Newton… được phát minh từ các nhà khoa học nổi tiếng. Mỗi đơn vị đo nhiệt độ đều hỗ trợ cho các công việc đo và kiểm tra trong thí nghiệm và nghiên cứu.
Bạn có thể tham khảo bảng so sánh và quy đổi giữa các thang đo nhiệt độ ngay dưới đây.
Bảng quy đổi đơn vị đo nhiệt độ
Các phương pháp đo nhiệt độ phổ biến
Hiện nay, nhiệt độ có thể được đo bởi nhiều phương pháp khác nhau để phù hợp với từng mục đích công việc. Bạn hãy cùng Maydochuyendung.com tìm hiểu những phương pháp đo nhiệt độ để lựa chọn được cách đo phù hợp.
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp đo nhiệt độ trực tiếp sử dụng những dụng cụ đo nhiệt độ như nhiệt kế, máy đo nhiệt độ tiếp xúc dựa theo tính chất truyền nhiệt từ vật nóng sang lạnh. Khi đó, thiết bị tiếp xúc trực tiếp với vật cần đo sẽ xác định được mức nhiệt độ của vật thể.
Trong đời sống và sản xuất, phương pháp đo trực tiếp thường được dùng phổ biến đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ thực phẩm… Bạn cũng có thể tham khảo những dòng máy đo phổ biến như máy đo nhiệt độ, que đo nhiệt độ…
Máy đo nhiệt độ tiếp xúc đo chính xác
Phương pháp gián tiếp
Phương pháp đo nhiệt độ gián tiếp sử dụng nguyên lý quang phổ hay hồng ngoại, dựa vào màu sắc, ánh sáng mà vật phát ra để có thể xác định được nhiệt độ của vật thể. Những dụng cụ đo nhiệt độ gián tiếp phổ biến như camera tầm nhiệt, đo nhiệt độ hồng ngoại…
Camera nhiệt đo nhiệt độ bằng phương pháp hồng ngoại
Khi quan sát trên biểu đồ nhiệt độ, bạn cũng có thể phân biệt được những vùng khác nhau để đối chiếu trên bảng thang đo nhiệt độ. Đây là phương pháp phổ biến được dùng nhiều trong sản xuất, thậm chí đo nhiệt độ ở nơi xa như mặt trời, ngôi sao hoặc những hành tinh khác trong vũ trụ…
Trong sản xuất và kiểm tra nhiệt độ của các hệ thống điện, máy móc, các kỹ sư sử dụng phổ biến các loại máy đo nhiệt độ từ xa như… để đảm bảo đo chính xác, tiện lợi và an toàn. Bạn có thể tham khảo một số dòng máy như camera nhiệt flir, camera nhiệt testo, Flir e5... đều đến từ các hãng sản xuất uy tín với độ chính xác cao.
Tìm hiểu về nhiệt độ là gì, các đơn vị đo nhiệt độ tưởng chừng như quen thuộc nhưng cũng có nhiều kiến thức mới. Qua bài viết hy vọng bán ẽ hiểu thêm về đại lượng phổ biến nhất trong cuộc sống hiện nay.