Trong quá trình sử dụng lưỡi cưa, nhất là lưỡi cưa chuyên sử dụng cho dòng máy cưa sắt Bosch, Makita... chắc hẳn không ít người đã gặp phải các trường hợp như: lưỡi cưa bị gãy, lưỡi bị cong, vênh và hao mòn trong thời gian ngắn, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và tiến độ thi công của bạn.
Vậy những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Hãy cùng THB tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Lưỡi cưa bị mòn mũi răng
Sau một thời gian sử dụng, lưỡi cưa của dòng máy cưa có khả năng cưa, cắt sắt như máy cưa đĩa, cưa kiếm, cưa lọng... thường sẽ bị mòn mũi răng. Trong trường hợp này, lưỡi cưa bị mòn 2 bên góc của lưỡi. Lưỡi bị mòn khiến cho tốc độ cắt chậm lại, bề mặt sản phẩm được cắt ra cũng không còn mịn và đẹp như lưỡi cưa thông thường.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trên có thể kể đến một vài lý do sau:
- Do quá trình cắt không đúng hoặc cắt quá nhanh, vượt ngoài khả năng cho phép của lưỡi cưa. Cùng đó, việc cưa, cắt vật liệu với tốc độ nhanh trong một thời gian dài có thể làm cho lưỡi cưa bị mòn nhanh chóng và có thể làm hỏng máy cưa của bạn.
- Một nguyên nhân nữa khiến lưỡi cưa nhanh mòn có thể là do tốc độ vòng quay quá lớn và tốc độ này không hề phù hợp với vật liệu cắt dẫn đến lưỡi cắt bị hao mòn. Ví dụ bạn đang sử dụng tốc độ chuyên dụng khi cưa sắt để cưa gỗ chẳng hạn.
- Bên cạnh đó, việc tốc độ lưỡi cắt đi xuống nhanh nhưng không cắt vào bề mặt của thanh sắt mà chỉ trượt trên bề mặt cũng có thể làm hao mòn lưỡi cắt một cách nhanh chóng.
- Vật liệu cắt quá cứng cũng có thể làm ảnh hưởng đến lưỡi cưa. Chẳng hạn, các loại thép tôi, thép mạ đã qua quá trình chế tác lại nên khá cứng và phải được cắt bằng lưỡi cưa chuyên dụng, có độ dày hoặc độ cứng cao, hay để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nên dùng các loại máy cắt sắt chuyên nghiệp.
Mòn bề mặt lưỡi cưa
Trong quá trình làm việc với máy cưa chính hãng, khi bạn quan sát 2 bên của lưỡi cưa ta thấy rằng một hoặc cả hai bên đều có vết mòn và vết mòn này thường không đều nhau. Vậy nguyên nhân là gì?
Có thể do phần mặt của lưỡi cưa bị mòn dẫn đến việc phần răng lưỡi cưa tiếp xúc và dẫn hướng hai bên. Nguyên nhân thứ hai có thể là do độ rộng của dẫn hướng hai bên lưỡi cưa không phù hợp với thanh sắt bạn thi công.
Có 1 nguyên nhân nữa là do pully (dòng dọc) dẫn lưỡi cưa khi sử dụng trong thời gian dài có thể bị mòn và vô tình tạo ra lực ma sát giữa lưỡi cưa và pully. Ngoài ra, dẫn hướng có thể không kẹp chặt và làm mòn 1 bên lưỡi cưa. Dù mòn một bên hay mòn hai bên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lưỡi cưa.
Gãy răng cưa hoặc 1 phần của răng cưa
Gãy răng là trường hợp thường gặp khi khách hàng sử dụng lưỡi cưa sắt. Dù là bạn sử dụng máy cưa chất lượng như máy cưa Bosch hay Makita thì việc lưỡi cưa bị mẻ cũng không tránh khỏi được. Một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:
- Quy trình cắt không đúng
- Chọn kiểu lưỡi cưa không phù hợp với vật liệu cắt
- Vật liệu kẹp được lắp không đúng cách
- Tốc độ đi xuống của lưỡi cưa quá nhanh
- Vật liệu không thuần chất mà có lẫn thêm tạp chất, không còn là sắt thông thường nữa, những tạp chất này làm cho vật liệu cứng hơn và dễ gây gãy lưỡi cưa.
Trên đây là những thông tin mà THB mang tới cho bạn để giúp bạn nắm được những nguyên nhân khiến lưỡi cưa máy cưa sắt của mình nhanh bị gãy, bị hỏng vừa làm giảm chất lượng công việc, vừa tốn kém chi phí mua lưỡi mới. Từ những nguyên nhân kể trên, cắc hẳn bạn đã có thể tránh và sử dụng máy hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, để sở hữu 1 chiếc máy cưa cầm tay Bosch hay bất kỳ thương hiệu nào bạn hãy đến với THB Việt Nam, chúng tôi vừa đảm bảo cung cấp những sản phẩm chính hãng và đảm bảo giá thành tốt nhất đến với bạn.