Tổng chất rắn hòa tan TDS là một trong những chỉ số thể hiện chất lượng nước quan trọng. Dựa vào TDS, ta có thể đánh giá được độ tinh khiết của nước, được phần nào sự ô nhiễm, chất lượng của nguồn nước đó. Để kiểm tra chỉ số TDS của nước, người ta sử dụng các bút đo TDS. Vậy cấu tạo của bút đo TDS như thế nào và nó hoạt động dựa trên nguyên lý nào? Cùng THB Việt Nam tìm hiểu nhé!
Cấu tạo của bút đo TDS
Bút đo TDS là một loại dụng cụ kiểm tra nước sạch được sử dụng để đo TDS. Các bút đo TDS có cấu tạo gồm các phần chính như sau:
- Vỏ máy: là phần bên ngoài của máy và là bộ phận có chức năng bảo vệ máy, giúp người dùng nhận biết được các model.
- Điện cực: điện cực là bộ phận không thể thiếu của một bút đo TDS. Điện cực là phần tiếp xúc với mẫu và thực hiện đo TDS
- Các phím chức năng: là bộ phận giúp người dùng giao tiếp với máy. Người dùng sẽ thao tác điều khiển máy thông qua các phím chức năng này.
- Bộ mạch điện tử: là bộ phận tiếp nhận và xử lý các thông tin và truyền ngược lại tới người dùng bằng cách mã hóa thông tin và thể hiện nó bằng biểu tượng, chữ viết, con số và hiển thị trên màn hình của máy.
Ngoài ra, máy có các bộ phận bên ngoài khác như: màn hình, ngăn đựng pin, nắp đậy... Cụ thể hơn, mời bạn xem trong hình dưới đây:
Việc sử dụng các bút đo TDS, người dùng có thể biết thêm được một số thông tin dưới đây về nước sử dụng của gia đình mình như:
- Kiểm tra nồng độ chất rắn hòa tan hoặc chất lượng nguồn nước bất kỳ để xem nước có đủ điều kiện để sử dụng hay không.
- Bạn có thể xác nhận được nguồn nước uống của bạn là ở mức an toàn hay không.
- Nếu tổng chất rắn hòa tan nhỏ hơn hoặc bằng 500mg/l thì là mức có thể sử dụng được.
- Đo TDS cấp cho ứng dụng liên quan.
- Tính tiện ích của bút đo TDS còn giúp cho người dùng biết được nhiệt độ trong ngày là bao nhiêu
Nguyên lý hoạt động của bút đo TDS
Chỉ số TDS của nước là tổng chất rắn hòa tan trong nước và nó thể hiện tổng số ion mang điện tích bao gồm các khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối nước nhất định. Các ion mang điện tích lại thể hiện tính dẫn điện của nước. Để đo được chỉ số TDS, người ta thực hiện đo độ dẫn điện của nước rồi thực hiện chuyển đổi qua chỉ số TDS thông qua một hệ số chuyển đổi.
Các bút đo TDS hoạt động dựa các thức bên trên, dựa theo nguyên lý tham chiếu để xác định được chỉ số TDS. Các bút đo TDS sẽ thực hiện đo hiệu điện thế giữa 2 đầu điện cực bằng cách đặt một điện áp xoay chiều vào trong dung dịch và điều này sẽ tạo ra một dòng điện. Dòng điện này sẽ phụ thuộc vào khả năng dẫn điện của dung dịch đó, từ việc đo được hiệu điện thế giữa 2 đầu điện cực của máy, máy sẽ đo được độ dẫn điện của mẫu nước dựa theo công thức tính toán và một hằng số tham chiếc được thiết lập sẵn (thông qua quá trình hiệu chuẩn). Từ việc xác định được độ dẫn điện EC của mẫu nước đó, máy tiếp tục tính toán chỉ số TDS thông qua một hệ số chuyển đổi (hệ số này cũng sẽ phụ thuộc vào loại dung dịch).
Do nguyên lý hoạt động của máy nên thông thường các máy đo TDS sẽ được tích hợp chức năng chuyển đổi sang chỉ số EC giúp người dùng có thể kiểm tra được cả chỉ số này mà không cần sử dụng thêm một máy đo độ dẫn điện EC nữa.
Các bút đo TDS rất nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, tối ưu và rất dễ sử dụng và có tính tiện ích cao. Để đảm bảo an toàn chất lượng của nguồn ngước trong gia đình bạn thì một chiếc bút đo TDS sẽ rất hữu ích. Để được tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm bút đo TDS, hãy liên hệ với THB Việt Nam để được hỗ trợ.
THB Việt Nam chuyên nhập khẩu và phân phối các máy đo TDS chính hãng với chất lượng và giá cả hợp lý, các chính sách bảo hành, hỗ trợ sau mua rất tốt! HOTLINE/ZALO: HN: 0904.810.817 - HCM: 0979.244.335