Các bút đo TDS rất hữu ích trong các hoạt động kiểm tra chất lượng nước và được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Kiểm tra nước với các thiết bị này, bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt giữa các nước từ đường ống nước, nước giếng và nước lọc....
Khi nào cần sử dụng bút đo TDS?
Bút đo TDS là một dạng máy kiểm tra chất lượng nguồn nước rất tiện lợi. Từ các giá trị TDS mà máy cung cấp bạn có thể biết được độ tinh khiết của nguồn nước, gián tiếp xác định được độ đục và độ cứng, độ dẫn điện của nước (trong trường hợp không có các thiết bị chuyên dụng riêng) để từ đó có những biện pháp cải tạo hoặc xử lý kịp thời, đảm bảo chất lượng nước nguồn nước, đáp ứng tốt và chắc chắn về độ an toàn cho các nhu cầu sử dụng. Do đó, khi bạn cần kiểm tra chất lượng nước, xác định chỉ số TDS hoặc gián tiếp các yếu tố: EC, độ cứng, độ đục.... bạn có thể sử dụng bút đo TDS.
Bút TDS có thể ứng dụng đo TDS của các loại dung dịch, nhưng trong đời sống thường ngày, Các bút đo TDS cũng thường được gọi là dụng cụ thử nước bằng tay tại nhà. Với nguyên lý hoạt động đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng cùng độ chính xác cao, chúng thường được dùng để đo:
- Nước sinh hoạt, nước uống:
- Nước trong bể cá cảnh, bể thủy sinh
- Nước trong hồ bơi
- Các dung dịch thủy canh
- Nước ở ao hồ, sông suối
- ...
Các bút đo TDS có độ chính xác khá cao do sử dụng công nghệ vi xử lý tiên tiến cũng thường được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất nước, xử lý nước thải để kiểm tra hiệu suất của bộ lọc nước, xác định nguồn nước sau máy lọc đã đạt chuẩn hay chưa.
Sử dụng bút thử TDS cần lưu ý những gì?
- Luôn luôn thực hiện hiệu chuẩn trước khi thực hiện phép đo để đảm bảo độ chính xác của kết quả
- Đừng quên thực hiện bù nhiệt bằng tay trong trường hợp máy không có tính năng tự động bù nhiệt để đảm bảo kết quả đo chính xác, không bị ảnh hưởng nởi sự chênh lệch nhiệt độ.
- Khi sử dụng bút đo TDS, lúc nhúng điện cực vào dung dịch cần đo, chú ý không để nước ngập quá cao vào thân bút (các bút đo TDS hầu hết đều sẽ có đường giới hạn để cảnh báo về mức nước)
- Không nên thực hiện đo TDS trên mẫu nước quá nóng để tránh các sự số có thể xẩy ra với điện cực và làm hỏng chúng. Nước quá nóng cũng có thể sẽ gây nguy hiểm cho bạn nữa. Hãy chú ý nhé!
- Nhiều máy đo TDS có tính năng tự động tắt mà không cần tắt nguồn, nhưng một số máy sẽ cần bạn cài đặt. Hãy cài đặt chế độ tự động tắt khi máy không hoạt động để tiết kiệm pin, kéo dài thời gian sử dụng cho máy.
- Sau khi sử dụng xong, hãy luôn luôn vệ sinh điện cực sạch sẽ nhé. Thao tác này sẽ giúp bảo vệ điện cực và duy trì hiệu quả và tuổi thọ của nó.
- Tháo pin trong trường hợp không sử dụng trong thời gian dài.
- Hãy cất giữ máy vào trong hộp bảo quản để tránh các va chạm không mong muốn làm ảnh hưởng đến máy.
- Hãy lau khô trước khi cho vào túi, hộp để bảo quản để tránh nước có thể ngấm vào bộ mạch điện tử gây ra chập cháy làm hỏng thiết bị. Hãy thực hiện lưu ý này ngay cả với những máy đo TDS được nhà sản xuất công bố là có tính năng chống thấm nước rất tốt.
Để chọn mua cho mình một bút thử TDS chính hãng, chất lượng với giá tốt, hãy đến với Công ty Cổ Phần công nghệ THB Việt Nam. THB chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng máy kiểm tra nước: máy đo pH, máy đo EC, DO, máy đo độ đục, độ cứng... của nước chính hãng từ các thương hiệu uy tín như: Hanna, Ohaus, Sanwa, Total Meter... Chúng tôi cam kết bảo hành cho các sản phẩm đúng theo đúng chính sách tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ THB VIỆT NAM
- Số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội
- Tel: (024) 3793 8604 - 3219 1220
- Zalo: 0904810817 - 0902148147
- sales@thbvn.com, info@thbvn.com
CHI NHÁNH SÀI GÒN
- Số 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
- Tel: (028) 6686 0682
- Zalo: 0979244335 - 0986568014
- luan@thbvn.com, sales@thbvn.com