Độ cứng là một yếu tố thể hiện tính chất của các vật thể, vật liệu. Nhiều khi độ cứng được sử dụng để đánh giá chất lượng của các loại vật thể (ví dụ: độ cứng bê tông, tường.. thể hiện chất lượng công trình). Để xác định được độ cứng, người ta sử dụng các máy đo độ cứng. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các thông tin cần thiết, cơ bản nhất về máy đo độ cứng.
Máy đo độ cứng là gì?
Máy đo độ cứng là một dạng thiết bị được ứng dụng để đo, xác định và phân tích độ cứng của các loại mẫu, loại vật liệu nhằm thực hiện các mục đích khác nhau như: đo độ cứng của trái cây để xác định thời gian thu hoạch; xác định độ cứng của bê tông, tường... để kiểm soát chất lượng công trình....
Máy đo độ cứng rất đa dạng với nhiều mẫu mã, chủng loại với khả năng đáp ứng hầu như toàn bộ các nhu cầu đo lường độ cứng của người dùng.
Phân loại máy đo độ cứng
Phân theo thiết kế, kích thước cấu tạo, máy đo độ cứng được chia ra làm 02 loại chính là:
- Máy đo độ cứng cầm tay: là các máy có kích thước nhỏ gọn và tính di động cao. Máy được thiết kế để có thể dễ dàng mang theo khi di chuyển và thao tác dễ dàng để thực hiện các công việc đo lường tại hiện trường.
- Máy đo độ cứng để bàn: là các máy có thiết kế với kích thước lớn hơn, chắc chắn hơn, tính di động kém hơn so với các máy cầm tay và thường được đặt cố định tại các khu vực làm việc.
Phân loại theo các nhóm ứng dụng, người ta chia ra các loại:
- Máy đo độ cứng trái cây, hoa quả: các máy này được sử dụng để xác định độ cứng của các loại trái cây nhằm xác định thời gian chín, thời gian thu hoạch của chúng hoặc xác định được độ mềm trong thời gian bảo quản. Các máy đo độ cứng trái cây là thiết bị không thể thiếu đối với người dân trồng cây ăn quả.
- Máy đo độ cứng bê tông: các máy đo độ cứng bê tông được sử dụng để kiểm tra chất lượng của các công trình xây dựng bằng cách đo độ cứng của trần, sàn bê tông, tường vữa, thạch cao... các loại vật liệu xây dựng khác.
Phân loại theo phương pháp đo, người ta chia máy đo độ cứng thành:
- Máy đo độ cứng siêu âm
- Máy đo độ cứng Shore
- Máy đo độ cứng Rockwell
- Máy đo độ cứng Brinell
- Máy đo độ cứng Vickers
Có thể bạn quan tâm:
Một số ưu điểm của máy đo độ cứng
Các máy đo độ cứng rất đa dạng với nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau, nhưng đại đa số chúng đều có những ưu điểm chung sau đây:
- Thiết kế tiện dụng, mẫu mã đa dạng đẹp mắt.
- Được sản xuất theo các tiêu chuẩn đã được công bố, đảm bảo an toàn và độ chính xác.
- Độ bền cao nhờ làm bằng các chất liệu chất lượng tốt.
- Là các máy kỹ thuật số vận hành máy đơn giản, sử dụng dễ dàng.
- Cung cấp kết quả bằng con số cụ thể, chính xác, không mang tính tương đối.
- Tốc độ đo nhanh chóng, độ chính xác của kết quả cao.
- Chế độ vệ sinh đơn giản, chế độ bảo hành lâu dài và bảo đảm.
Máy đo độ cứng được sử dụng phổ biến, ứng dụng rất đa dạng; là thiết bị không thể thiếu trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Với sự phổ biến cũng như đa dạng về chủng loại, mẫu mã... nên các thiết bị này được bày bán rấtnhiều trên thị trường, người dùng dễ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Để mua được các sản phẩm chính hãng, chất lượng cao; các bạn có thể lựa chọn THB Việt Nam - nhà nhậu khẩu và phân phối hàng đầu các thiết bị đo độ cứng với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý và chính sách bảo hành, bảo trì, chế độ hậu mãi tốt
Đến với công ty chúng tôi, quý khách hàng sẽ không cần phải bận tâm, lo lắng về chất lượng của sản phẩm cũng dịch vụ. CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ THB VIỆT NAM của chúng tôi luôn cam kết cung cấp hàng chính hãng giá cạnh tranh nhất. Website: maydochuyendung.com. HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335.