Hiệu chuẩn đồng hồ so là công việc quan trọng và cần thiết giúp duy trì độ chính xác và tăng tuổi thọ cho sản phẩm. Vậy quy trình hiệu chuẩn có phức tạp không và cần tuân theo những quy tắc nào?
Điều kiện hiệu chuẩn đồng hồ so
Mỗi loại đồng hồ só sẽ đáp ứng những điều kiện hiệu chuẩn riêng. Thông thường, với những loại đồng hồ đo có độ chia 0,001mm hay 0,002mm sẽ cần đáp ứng phạm vi nhiệt độ là (20 ± 3) oC và độ ẩm trong khoảng (50 ± 15) % RH.
Với đồng hồ so có độ chia 0,01 cần đáp ứng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lần lượt như sau: Nhiệt độ (20 ± 8) oC và độ ẩm (50 ± 20) % RH.
Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm hợp lý khi hiệu chuẩn đồng hồ so.
Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ so
Hiệu chuẩn đồng hồ so cần được tiến hành kiểm tra bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra đo lường. Dưới đây là các bước cụ thể để đảm bảo thiết bị đo cơ khí của bạn đạt chuẩn, hoạt động ổn định và cho độ chính xác cao.
Kiểm tra bề mặt bên ngoài
Tiến hành kiểm tra bằng mắt thường, ngoài ra có thể sử dụng kính lúp để quan sát theo các tiêu chí sau:
- Nhãn hiệu trên mặt dồng hồ cần có: giá trị độ chia, phạm vi đo lường và số hiệu của dụng cụ.
- Vạch chia và chữ số khắc trên mặt đồng hồ cần rõ ràng, liền nét. Mặt đồng hồ được định vị chắc chắn. Khi quay hay dịch chuyển vị trí không ảnh hưởng đến kim hiển thị.
- Mặt kính trong suốt và không có vết rạn nứt để tránh ảnh hưởng đến việc đọc số đo. Ngoài ra, bề rộng của mũi kim dài không được lớn hơn so với bề rộng của vạch chia, kim phải phủ lên vạch chia một khoảng từ 1/3 đến ¾ chiều dài vạch chia.
- Đầu đo cần đảmbảo không được hoen gỉ, lõm hoặc xuất hiện vết xước.
Kiểm tra bề mặt bên ngoài của đồng hồ so.
Kiểm tra kỹ thuật và lực đo
Kiểm tra kỹ thuật
Sử dụng trục giá của đồng hồ so để kiểm tra mức độ di chuyển của đầu đo, cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau:
Thanh đo chuyển động nhẹ nhàng trên toàn phạm vi đo. Trong quá trình chuyển động, kim không được nhảy, khi không tác động một lực lên đầu đo, kim phải trở lại vị trí ban đầu.
Với đồng hồ so có kim ngắn để chỉ thị vòng quay của kim dài, kim ngắn cần đảm bảo dịch chuyển đều đặn và phù hợp với sự dịch chuyển của kim dài.
Kiểm tra lực đo
- Với đồng hồ so, lực đo của kim không được nằm ngoài phạm vi từ 0.4 N đến 2.5 N.
- Chênh lệch giữa đầu đo lớn nhất và đầu đo nhỏ nhất không khi đầu đo đi vào và đi ra không được vượt quá 1.5 N.
- Chênh lệch giữa lực đo khi đầu đo đi vào và đầu đo đi ra tại một vị trí bất kỳ trong phạm vi đo không vượt quá giá trị 0.9N.
Kiểm tra kỹ thuật và lực đo trên đồng hồ so.
Kiểm tra đo lường
- Đồng hồ so cần phải thỏa mãn giới hạn cho phép của sai số tổng, sai số thành phần và độ hồi sai và độ lặp lại.
Hiệu chuẩn là công tác cần thiết không chỉ riêng với đồng hồ so. Chu kỳ hiệu chuẩn lý tưởng nhất được đưa ra là 1 năm kể từ ngày sử dụng. Trên đây là thông tin về hiệu chuẩn đồng hồ so. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm này, vui lòng liên hệ với maydochuyendung.com để được tư vấn.