Xem nhanh
Máy đo độ bóng được coi là một trong những thiết bị đo chính xác có khả năng đo độ bóng cho bề mặt sản phẩm. Sử dụng máy đo độ bóng cho phép bạn có thể phân tích và đánh giá chấp lượng của lớp bề mặt thiết bị, vật liệu. Vậy, làm thế nào để chọn được một thiết bị đo chất lượng? Bạn có thể tham khảo ngay những chia sẻ về cách chọn mua máy đo độ bóng chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Xem thêm:
Vai trò của việc đo độ bóng cho sản phẩm
Độ bóng của sản phẩm thường để chỉ độ phản quang của vật liệu khi có ánh sáng chiếu sáng. Thông thường, khi đo độ bóng của sản phẩm thường được dùng để đo độ bóng của lớp sơn trên bề mặt của một vật liệu nhất định.
Độ bóng thường được dùng để đánh giá chất lượng về độ bền của lớp phủ trên các bề mặt. Khi độ bóng càng cao thì lớp phủ càng có độ bền tốt. Điều này có nghĩa là lớp phủ có khả năng bong tróc thấp, hạn chế bị bám bụi bẩn, dẫu mỡ, chống ẩm tốt, lau rửa dễ dàng.
Máy đo độ bóng làm nhiệm vụ kiểm tra tra mức độ bóng cho bề mặt vật liệu
Trong khi đó, độ bóng càng thấp tức là bề mặt lớp vật liệu có độ nhám cao khiến bề mặt không được nhẵn mịn sẽ thường gây nên hiện tượng bị bong tróc lớp phủ. Lớp vật liệu nhanh bị ăn mòn bởi oxi hóa.
Đơn vị đo độ bóng là GU (Gloss Unit) để chỉ mức độ bóng của vật liệu. Khi chỉ số GU càng cao thì sản phẩm hay vật liệu đó có độ bóng càng lớn.
Các tiêu chuẩn về độ bóng bề mặt vật liệu
Trước khi lựa chọn máy đo độ bóng phù hợp, bạn cần phân loại được sản phẩm cần đo có mức độ bóng nào? Hoặc tiêu chuẩn độ bóng của sản phẩm là bao nhiêu? Từ đó, bạn có thể chọn được loại máy đo độ bóng phù hợp.
- Cấp độ sơn mờ (Flat) là cấp độ bóng thấp hoặc bóng mờ để làm giảm lỗi trên bề mặt lớp phủ. Cấp độ bóng này được sử dụng thích hợp trên các sản phẩm có bề mặt gồ ghề, gai hoặc lỗ rộng nhỏ.
- Bóng nhẹ (Low sheen) được biết đến là cấp độ bóng nhẹ nhằm làm giảm khả năng lớp bề mặt bị bám bụi bẩn, vết dơ. Đồng thời, cấp độ bóng này giúp người dùng dễ dàng vệ sinh cho lớp bề mặt.
- Bán bóng chính là độ bóng ở mức độ cao hơn so với bóng nhẹ giúp bề mặt vật liệu luôn sạch, dễ dàng lau chùi.
- Bóng cao (gloss, high gloss) là cấp độ bóng cao để duy trì được độ bền, chống ô xi hóa cho sản phảm. Độ bóng càng cao khả năng chống bám bẩn càng tốt.
Dựa vào những yếu tố trên đây, bạn có thể tham khảo ngay cách chọn máy đo độ bóng phù hợp với sản phẩm đang được sản xuất tại nhà máy.
Xem thêm:
Cách chọn mua máy đo độ bóng phù hợp với nhu cầu sử dụng
Lựa chọn máy đo độ bóng theo góc đo
Việc chọn máy đo độ bóng có góc đo phù hợp là điều rất quan trọng để đảm bảo máy có thể đo chính xác. Góc đo độ bóng chính là khả năng đo các cấp độ bóng cho vật liệu. Dưới đây là những góc đo phổ biến khi chọn mua máy đo độ nhám.
- Nếu yêu cầu đo độ bóng cao, bạn cần chọn mua máy đo có góc đo 20o ( >70 GU)
- Để đo độ bóng trung bình từ 10 - 70 GU nên chọn máy đo độ bóng có góc đo là 60o
- Máy có góc đo 85o là thiết bị được dùng để vật liệu, sản phẩm có độ bóng thấp hơn 10GU.
- Máy đo độ bóng góc 45o là thiết bị được dùng để đo các vật liệu được làm từ gốm sứ, nhựa,...
- Máy đo độ bóng góc 75o là thiết bị được sử dụng để đo độ bóng trên các chất liệu giấy, nhựa PVC,...
Chọn máy đo độ bóng theo từng góc đo phù hợp với nhu cầu sử dụng
Xem thêm:
Chọn máy đo độ bóng theo hãng sản xuất
Bên cạnh lựa chọn máy đo độ bóng theo góc đo, bạn cũng có thể lựa chọn máy đo theo thương hiệu. Chọn mua thiết bị đo đến từ thương hiệu uy tín chắc chắn sẽ đảm bảo chất lượng tốt, độ bền cao cho người dùng. Hiện nay trên thị trường đang có các thương hiệu máy đo độ bóng chất lượng cao, được ưa chuộng sử dụng: Huatec, Phase II, Total Meter,..
Máy đo độ bóng Huatec chất lượng được ưa chuộng sử dụng
Hãng sản xuất Huatec nổi tiếng là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị đo chính hãng, thiết kế nhỏ gọn. Ưu điểm nổi bật của máy đo độ bóng Huatec là trọng lượng nhẹ, dễ sử dụng, đo chính xác với mức sai số thấp nhất. Trong khi đó, hãng Phase II nổi tiếng đến từ Mỹ mang đến các thiết bị đo cao cấp, khả năng đo chính xác, chất lượng vượt trộng. Nếu bạn muốn thiết kiệm chi phí nhưng vẫn có được sản phẩm đo chất lượng tốt thì Total Meter là lựa chọn hoàn hảo.
Các đơn vị sản xuất máy đo độ bóng uy tín đã khẳng định được chất lượng sản phẩm vượt trội, độ bền cao, khả năng đo chính xác. Đồng thời, sử dụng sản phẩm đo đến từ các hãng sản xuất có uy tín còn đảm bảo tránh mua phải thiết bị đo kém chất lượng, nhanh hỏng, kết quả đo không chính xác.
Xem thêm:
Chọn mua máy đo độ bóng theo khả năng tài chính
Hiện nay, các sản phẩm máy đo độ bóng có nhiều mức giá khác nhau phụ thuộc vào từng cấu tạo, tính năng của sản phẩm. Do vậy, người mua cũng cần cân nhắc lựa chọn máy đo độ bóng có mức giá thành với khả năng tài chính.
Trên thị trường, giá máy đo độ bóng đang có ở các mức khác nhau: mức tầm trung khoảng từ 7.000.000 đồng - 13.000.000 đồng. Mức trung bình dao động từ 17.000.000 đồng - 23.000.000 đồng. Máy đo độ bóng có mức giá cao từ 30.000.000 đồng - 50.000.000 đồng.
Chọn mua máy đo độ bóng cần chú ý đến giá thành
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí tối ưu, chọn mua máy có mức giá phù hợp, bạn có thể cân nhắc lựa chọn mua máy đo độ bóng của các hãng như Total Meter hoặc Huatec. Ngược lại, nếu bạn muốn mua các sản phẩm chất lượng cao, độ bền tốt nhất thì lựa chọn tốt nhất chính là thương hiệu Phase II - Mỹ.
Trên đây là những chia sẻ về cách chọn mua máy đo độ bóng chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo và chọn mua máy đo độ bóng chính hãng đến từ Maydochuyendung.com để đảm bảo được độ bền, đo chính xác cũng như có đầy đủ các chứng từ kèm theo. Nếu bạn cần thêm các thông tin về máy đo độ bóng hãy liên hệ theo Hotline: 0904810817 để nhận tư vấn chính xác, nhanh chóng nhất.