Xem nhanh
- Yếu tố gây ra sai sót khi sử dụng máy đo độ pH là gì?
- Làm sao biết điện cực pH của tôi chính xác?
- Cách cất giữ các cảm biến đúng cách?
- Cách làm sạch điện cực pH và ORP?
- Tuổi thọ thông thường của các cảm biến?
- Ý nghĩa của biểu tượng cảm biến trên giao diện của thiết bị?
- Thời gian sử dụng các dung dịch chuẩn sau khi mở chai?
THB Việt Nam xin được giải đáp một số thắc mắc về máy đo độ pH và việc sử dụng máy đo pH mà các bạn có thể quan tâm:
Yếu tố gây ra sai sót khi sử dụng máy đo độ pH là gì?
Các sai sót có thể có khi thực hiện đo pH không thể xác định được chỉ bằng cách quan sát điện cực. Bạn cần kiểm tra toàn bộ các chức năng của hệ thống đo cũng như máy đo pH.
Các yếu tố là nguyên nhân có thể dẫn đến sai sót đó là: điều kiện và tuổi thọ của điện cực; các bộ phận điện tử của máy đo pH,đầu dò nhiệt độ, thực hiện hiệu chuẩn đã chính xác hay chưa? dung dịch đệm….
Làm sao biết điện cực pH của tôi chính xác?
Để xác nhận được điện cực pH của bạn chính xác đến mức nào? Cách duy nhất bạn có thể làm là thực hiện đo. Hãy đo pH với cùng điện cực trong một vài lần và ghi nhớ lại kết quả sau mỗi lần đo. Lưu ý: hãy vệ sinh điện cực giữa các lần đo.
Nếu sự chênh lệch kết quả giữa các lần đo không vượt quá 0,05 pH. Điện cực pH của bạn là chính xác.
Cách cất giữ các cảm biến đúng cách?
Hãy đọc sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy để nắm được thông tin cần thiết về cách lưu trữ ngắn hạn hay dài hạn đúng và phù hợp với đầu dò cảm biến. Máy đo pH để bàn sẽ có điện cực khác với máy đo pH cầm tay. Máy đo pH cầm tay Ohaus sẽ khác với của Hanna. Do vậy, đừng quên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nhé.
Một số mẹo chung dành cho lưu trữ dài hạn:
- Điện cực ion chọn lọc: lưu giữ ở điều kiện môi trường khô thoáng.
- Cảm biến độ dẫn điện: cũng nên lưu trữ ở điều kiện môi trường khô, thoáng
- Các điện cực pH và ORP: hãy bảo quản bằng nắp đậy ướt được đổ đầy chất điện phân tham chiếu (thường là 3 mol/L KCl); hoặc trong dung dịch đệm pH 4 và 0.1 mol/L HCl
- Cảm biến dòng điện một chiều DO: có lọ đổ đầy NaCl 10%
- Cảm biến cực phổ DO: chứa đầy chất điện phân và nắp đậy bảo vệ màu xanh lá
Cách làm sạch điện cực pH và ORP?
- Nếu điện cực có màng ngăn bị bạc sunfua làm tắc: bạn sử dụng chất làm sạch có chứa thiourea (ME-51350102)
- Trong trường hợp màng ngăn bị bạc clorua làm tắc: hãy nhúng điện cực vào trong dung dịch ammoniac cô đặc để làm sạch
- Khi màng ngăn của điện cực bị protein làm tắc: sử dụng chất làm sạch điện cực có chứa pepsin và HCl (ME-51350100)
- Các trường hợp bị tắc khác: hãy làm sạch điện cực bằng dung dịch 0,1 mol/L HCl hoặc trong bồn rửa sóng siêu âm.
Tuổi thọ thông thường của các cảm biến?
Thông thường, các cảm biến sẽ có tuổi thọ từ 1 - 3 năm. Tuy nhiên, con số có thể thay đổi tùy theo việc bạn sử dụng và bảo quản chúng như thế nào. Một số nguyên nhân có thể làm suy giảm tuổi thọ của điện cực: thường xuyên sử dụng để đo mẫu nóng và nhiều kiềm, bảo quản không tốt,... Điện cực của các dòng máy đo pH chính hãng sẽ có chất lượng cao hơn. Bạn có thể tham khảo các dòng bút đo pH Gomes, Sanwa, Hanna, Ohaus,
Tham khảo:
>> Mua máy đo pH chính hãng ở đâu?
Ý nghĩa của biểu tượng cảm biến trên giao diện của thiết bị?
Biểu tượng này được cập nhật sau khi hiệu chuẩn thành công. Nó có chức năng thông báo về tình trạng của điện cực và sẽ biến mất khi chỉ cần thực hiện hiệu chuẩn 1 điểm.
Thời gian sử dụng các dung dịch chuẩn sau khi mở chai?
Dung dịch hết hạn sử dụng sẽ không thể đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Sau khi mở nắp chai, các yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng của chúng. Vì vậy, bạn nên sử dụng trong ngày và hãy nhớ đóng nắp ngay sau khi sử dụng.
Các dung dịch đệm có tính axit sẽ có thể giữ được lâu hơn so với dung dịch có tình kiềm bởi CO2 trong không khí có thể hòa tan trong chất lỏng và thay đổi nồng độ proton làm giảm giá trị pH.
Nếu bạn có thắc mắc nào về máy đo độ pH hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp hoặc gửi gửi câu hỏi dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp và gửi câu trả lời trong thời gian sớm nhất!