Xem nhanh
Nước đóng vai trò quan trọng đối với sự sống con người. Tuy nhiên, chính tác động của con người đang khiến tài nguyên này bị hủy hoại. Gần đây nhất là tình trạng nhiễm dầu đầu nguồn sông Đà đã khiến hàng ngàn hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguồn nước ô nhiễm, cuộc sống bị đe dọa đang là mối lo lắng của nhiều người. Để xác định nước sinh hoạt gia đình có đạt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng các loại bút thử TDS, thuốc thử haymáy đo chuyên dụng để có hướng khắc phục tốt nhất. Dưới đây, THB Việt Nam hướng dẫn bạn cách sử dụng một số thiết bị kiểm tra chất lượng nước bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Cách sử dụng bút thử TDS kiểm tra nước sạch
Bút thử TDS hay còn gọi là bút kiểm tra nước sạch nó có tác dụng kiểm tra hiệu suất của thiết bị lọc nước, xác định nguồn nước sử dụng đạt tiêu chuẩn không, đo độ dẫn điện của khoáng chất, muối, kim loại…. Một số loại bút thử TDS giá rẻ mà các hộ gia đình của thể lựa chọn như bút đo tổng chất rắn hòa tan TDS-02 hay TDS-2016 .....
Các bước xác định nguồn nước sạch, bẩn với bút đo TDS được tiến hành như sau:
Bước 1:Tháo bút ra khỏi hộp bảo vệ và nhận ON/OFF một lần trước khi cắm bút vào nước thử.
Bước 2: Cho đầu bút thử vào cốc nước. Lưu ý: Không cắm đầu bút quá 5cm.
Bước 3: Sau khoảng 3 phút, bút sẽ trả về kết quả trên màn hình hiển thị Led.
Cách đọc thông số trên bút thử:
- 0-50 ppm: độ tinh khiết cao.
- 50-100 ppm: độ tinh khiết cao tương đối.
- 100-300 ppm: độ tinh khiết thấp.
- 300-600 ppm: có khả năng đóng cặn.
- 600-1000m: mùi vị không tốt.
- >1.000 ppm: không uống được.
Theo quy định của tổ chức WHO, US EPA và cả Việt Nam, TDS <=500mg/L đối với nước ăn uống và <=1000g/L đối với nước sinh hoạt. Nếu vượt quá ngưỡng này, tức là loại nước này đang gặp vấn đề, tốt hơn hết bạn không nên sử dụng.
Bút thử TDS có khả năng kiểm tra độ dẫn điện của khoáng chất, muối, kim, kim loại ở dạng ion. Tuy nhiên, nó lại không thể đo được tạp chất rắn hay các tạp chất lơ lửng trên nước. Trong trường hợp này, bạn có thể vừa kết hợp sử dụng bút thử TDS và thuốc thử, máy đo để kiểm tra.
Thuốc thử - giải pháp an toàn kiểm tra nước
Thuốc thử có rất nhiều loại khác nhau, dùng để đo pH, đo kiềm, sắt… trong nước. Bạn cần xác định tình trạng nước để chọn loại thuốc thử phù hợp. Ví dụ như nước xuất hiện mùi lạ, rất có thể nồng độ clo trong nước khá cao hay nước có mùi, màu đen, nhiễm kim loại…
Tùy vào tình trạng nước, người dùng có thể cân nhắc và chọn loại thuốc thử như đo độ pH, thuốc thử sắt, amoni.... và tiến hành đo để chắc chắn rằng nguồn nước bị nhiễm bẩn, không an toàn.
Thuốc thử đo độ pH
Nồng độ pH trong nước cao là mầm mống gây bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là hệ men tiêu hóa. Để kiểm tra độ pH, bên cạnh dùng bút đo TDS, bạn có thể kết hợp với đo độ pH với thuốc thử pH HI93710-01. Đây là thuốc thử chất lượng cao dùng để thực hiện các phép đo so màu pH trong nước nhanh chóng và chính xác. Thuốc thử dựa theo phương pháp Phenol đỏ (chất chỉ thị pH).
Cách sử dụng rất đơn giản: Chỉ cần nhỏ 5 giọt thuốc thử vào mẫu nước, phản ứng với mẫu tạo màu từ vàng sang đỏ trong mẫu. Kết quả sẽ được hiển thị theo đơn vị pH và độ phân giải 0.1 pH.
Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước ăn uống uống là 6,5 – 8,5, nếu vượt quá ngưỡng này, bạn nên dừng sử dụng để đảm bảo sức khỏe và có những phương án tốt nhất.
Thuốc thử clo
Clo là chất tẩy rửa, khử trùng nhằm ngăn chặn các bệnh lây lan truyền qua nước. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều dẫn đến tình trạng dư thừa, xuất hiện mùi lạ. Nếu sử dụng nước chứa clo lâu ngày có thể dễ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như tổn thương hô hấp, giác mạc…
Để xác định nồng độ clo dư, bạn có thể sử dụng thuốc thử HI93701-01. Thuốc thử dựa theo phương pháp DPD phản ứng với clo tạo màu hồng trong mẫu. Nếu màu hồng càng đậm tức nồng độ chất khử khuẩn càng cao.
Thuốc thử sắt
Nước nhiễm sắt thường trong, để sau 5 phút sẽ lắng xuống và có màu nâu đất, mùi tanh. Nồng độ sắt trong nước cho phép là tối đa 0.5 mg/l. Nếu vượt quá ngưỡng này, tùy thuộc vào nồng độ sẽ gây ra các bệnh như mẩn ngứa, lão hóa sớm, các bệnh về hệ tiêu hóa, gan, hay bệnh tiểu đường, bệnh bạch huyết, các loại bệnh về mắt…đặc biệt là các bệnh về ung thư.
Để biết nước sinh hoạt có bị nhiễm kim loại như sắt hay không, bạn có thể sử dụng đến thuốc thử sắt như HI3834-050. Các kiểm tra được tiến hành như sau:
Bước 1:Cho mẫu nước vào cốc và thêm gói thuốc thử HI3834-050
Bước 2:Lắc dung dịch lên cho đến khi thuốc thử hoàn toàn tan
Bước 3: Đổ dung dịch ra cốc so màu dạng hộp (mua tại các cửa hàng y tế, hóa dược) . Để yên trong khoảng 4 phút
Bước 4: Xác định màu nào hợp với dung dịch mẫu thử trong cốc và ghi nhận kết quả theo mg/L (ppm) sắt.
Nhận biết nước an toàn nhờ các loại máy đo khác
Việc xác định nước gia đình có an toàn luôn là nhu cầu mong muốn của các hộ dân. Bên cạnh tìm đến giải pháp là bút đo TDS hay các loại thuốc thử bạn có thể tìm kiếm cho mình các loại máy đo để kiểm tra chất lượng nước đang sử dụng. Dưới đây là một số các gợi ý bạn có thể lựa chọn:
Máy đo pH
Bên cạnh thuốc thử kiểm tra độ pH trong nước, người dùng cũng có thể lựa chọn máy đo pH. Cách sử dụng loại máy đo này khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước:
- Bước 1:Tháo nắp bảo vệ. Đừng lo nếu tinh thể màu trắng xuất hiện xung quanh nắp. Điều này là bình thường với các điện cực pH và chúng sẽ hết giải thể khi rửa sạch với nước.
- Bước 2: Đẩy nắp của Bút bằng cách trượt.
- Bước 3:Nhúng bút vào dung dịch cần đo chìm hết đầu cực.
- Bước 4:Khuấy nhẹ nhàng và chờ đợi cho đến khi màn hình hiển thị ổn định.
- Bước 5:Sau khi sử dụng, tắt máy đo pH, sử dụng nước sạch điện cực và đậy nắp bảo vệ.
Máy quang đo Sunfat
Sulfate thường có trong vùng nước tự nhiên và nó ẩn chứa cả trong nước sinh hoạt. Để xác định xem nước gia đình có chứa sunfat hay không, bạn sử dụng máy quang đo sunfat. Việc sử dụng máy quang đo Sunfat cần đến thuốc thử. Khi thuốc thử được thêm vào mẫu chứa sulfate, mẫu sẽ bị đục; nồng độ càng cao, mẫu càng đậm.
Nồng độ giới hạn của sulfate là 250 mg/l. Bạn cần cân nhắc nếu kết quả đo vượt quá ngưỡng này.
Hiện nay, máy quang đo rất đa dạng, nó sử dụng cho cả mục đích đo Sunfat, clo, độ pH hay các kim loại khác. Bạn hãy xác định tình trạng nước để có lựa chọn phù hợp.
Máy đo ORP, EC
EC hay ORP là 2 chỉ tiêu có mức độ ảnh hưởng không cao so với các chỉ tiêu nước sạch hiện tại. Tuy nhiên, nếu muốn chắc chắn, bạn có thể lựa chọn các loại máy đo, bút đo ORP, EC chuyên dụng như bút đo độ Oxy hóa khử ORP hay bút đa năng 3 trong 1 TDS-039 đo TDS, EC để kiểm tra nước gia đình.
Trên thực tế thì bút đo TDS, thuốc thử... chỉ đo được 1 chỉ tiêu của nước là tổng lượng chất rắn hòa tan trong dung dịch nước, nó không đại diện cho nước sạch hay không, nước có ô nhiễm hay không, nước có bẩn hay không,... đo nước có rất nhiều các chỉ tiêu như PH, EC, TDS, ORP, clo, nước cứng (hàm lượng kim loại), COD, BOD, đo độ đục,.... Chính vì vậy, một thiết bị riêng lẻ sẽ không thể xác định chính xác nước đó sạch hay bẩn mà cần đến sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn để thẩm định và đánh giá chuyên sâu.
Mọi ý kiến thắc mắc hoặc muốn mua sản phẩm kiểm tra độ an toàn của nước, vui lòng liên hệ với THB Việt Nam để được hỗ trợ, tư vấn và chọn lựa các sản phẩm phù hợp, kiểm tra nhanh.