Xem nhanh
Makita nổi tiếng là thương hiệu được đánh giá cao về độ bền, tuổi thọ sản phẩm nên các dòng máy của Makita luôn được người dùng yêu thích và đánh giá cao. Nổi bật trong đó không thể không nhắc tới dòng máy đục bê tông Makita - dòng máy phân khối lớn mang lại khả năng đục phá bê tông mạnh mẽ.
Rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn dòng sản phẩm này tuy nhiên về cấu tạo cũng như cách chúng vận hành ra sao không phải người dùng nào cũng nắm được. Chính vì vậy nên máy bị ảnh hưởng cũng như chất lượng công việc của bạn không được đảm bảo. Bởi vậy, bạn không nên bỏ lỡ bài viết này của THB.
Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu xem cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dòng máy đục Makita.
Cấu tạo chung cho các dòng máy đục Makita
Tất cả các dòng máy đục bê tông Makita đều được nhà sản xuất chia làm 3 phần chính đó là thân máy, bộ phận chuyển động bên trong (động cơ, bộ chổi than, cơ cấu chuyển động không gian, bộ phận truyền động trục khoan, bánh răng, vòng bi và đầu cặp) và phần mũi đục.
Thân máy đục bê tông Makita: được thiết kế với iểu dáng máy mang thiết kế tiện lợi, có nhiều màu sắc. Các tay cầm, nút bấm khá nhẹ, được phân bố hợp lý. Điều này giúp người dùng không bị mỏi tay khi sử dụng máy trong nhiều giờ. Một ưu điểm lớn nữa của máy là có sự đàn hồi tốt, khả năng cách điện, cách nhiệt hiệu quả.
Bộ phận chuyển động trong máy: các dòng máy đục của Makita đều được trang bị công suất lớn (dao động từ 900W đến 1.500W) mang lại hiệu suất làm việc của máy khá cao, động cơ hoạt động mạnh mẽ nên giúp người dùng tiết kiệm được công sức và thời gian khi làm việc, từ đó có thể tăng năng suất lao động.
Mũi đục: đa số các dòng máy đục bê tông đều chỉ trang bị chức năng đục phá chuyên dụng không hỗ trợ khả năng khoan búa nên loại mũi đục sử dụng thường là loại mũi đầu dẹt chuôi lục giác, loại mũi này sẽ giúp bạn thực hiện công việc nhanh và có tính thẩm mỹ hơn, không làm ảnh hưởng đến bề mặt bê tông.
Phương thức vận hành của máy đục Makita
Máy đục bê tông cũng như các thiết bị máy cầm tay khác do Makita sản xuất. Máy hoạt động tốt là dựa vào các thành phần, cấu tạo bên trong của máy. Trước khi khởi động máy, bạn cần khởi động nguồn cấp điện trước cho máy, tiếp theo điều chỉnh điện áp. Nhờ đó nguồn điện sẽ tạo nên dòng điện một chiều đi đến chỗ than làm cho động cơ hoạt động.
Khi động cơ quay sẽ truyền chuyển động đến bộ truyền động khiến cho trục gắn với mũi đục cũng quay theo, lúc này máy sẽ thực hiện chức năng đục của mình. Bên cạnh đó khi động cơ quay cũng sẽ làm quạt gió quay theo, giúp làm mát động cơ của máy đục trong khi hoạt động.
Một số dòng máy đục bê tông Makita bạn nên sở hữu
Máy đục bê tông Makita HM0810A 900W
Máy đục bê tông Makita HM0810A là dòng máy đục được yêu thích hiện nay, hoạt động với công suất mạnh mẽ với 900W, mang lại tốc độ không tải 2.900 vòng/phút giúp bạn thực hiện công việc đục phá bê tông. Vỏ máy đục có khả năng cách điện, cách nhiệt, chịu được va đập, làm việc trong mọi môi trường.
Dòng máy cho phép bạn mũi gắn lục giác 17mm giúp người dùng dễ dàng tháo lắp và thay thế.
GIÁ THAM KHẢO: 5.636.000₫
Máy đục bê tông Makita HM0810TA 900W
Makita HM0810TA có công suất 900W thuộc dòng máy đục chuyên nghiệp, làm việc tại các công trường xây dựng, đáp ứng nhu cầu đục, phá, khoét bê tông và các vật liệu cứng. Máy có khả năng đục phá bê tông với tốc độ lên đến 2900 vòng/phút, mũi đục có đường kính 17mm cho khả năng đục nhanh chóng.
Tổng thế máy được sản xuất từ chất liệu cao cấp, bền bỉ, chịu nhiệt, chịu va đập tốt, vỏ máy chống bụi bảo vệ động cơ máy hiệu quả hơn, đảm bảo độ bền, hạn chế bảo dưỡng và sửa chữa máy.
GIÁ THAM KHẢO: 5.245.000₫
Với những thông tin mà THB vừa mang tới cho bạn trong bài viết này chắc hẳn bạn đã dễ dàng lựa chọn được chiếc máy đục ưng ý cũng như hiểu được sản phẩm mình đang sử dụng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với THB để được tư vấn, hỗ trợ nhiều hơn.