Sau một thời gian sử dụng chắc chắn những chiếc mũi khoan của bạn sẽ bị hư tổn, hao mòn, tuy nhiên bạn không cần phải thay mũi khoan mới thay vào đó bạn có thể mài sắc lại chúng, tiếp tục sử dụng mà không ảnh hưởng đến công việc của mình. Để giúp bạn mài mũi khoan nhanh và chính xác nhất, hãy tham khảo bài viết dưới đây của THB.
Trong bài viết này sẽ giúp các bạn có một chiếc mũi khoan thép gió hay hợp kim đều có sự sắc bén cần thiết khi gia công bằng cách sử dụng máy mài 2 đá.
Phương pháp mài mũi khoan hiệu quả nhất
Để đảm bảo cho máy khoan vận hành hiệu quả thì mũi khoan cần sắc bén và cân đối. Vây nên khi mũi khoan thiếu sắc bén ta nên có phương pháp mài mũi khoan kịp thời để không làm ảnh hưởng đến quá trình gia công chi tiết.
Đầu tiên, ta giữ mũi khoan nghiêng một góc so với mặt phẳng đá mài để mài góc nghiêng của lưỡi cắt cho đến khi lưỡi cắt này được trơn, bén. Thông thường nếu bạn sử dụng máy mài thẳng hay máy mài góc để mài mũi khoan thì sẽ 1 tay sẽ phải cầm máy mài, 1 tay phải giữ chắc mũi khoan rất nguy hiểm nên sử dụng máy mài để bàn là lựa chọn tối ưu.
Bạn cần đảm bảo góc nghiêng của mũi khoan theo đúng yêu cầu kỹ thuật - thường là 59 độ. Góc nghiêng này cũng có thay đổi tùy theo vật liệu khoan (thép, nhôm, đồng...).
Trong quá trình mài bạn nhớ thường xuyên xoay mũi khoan theo hướng ngược với hướng xoắn để mài lưng của mũi khoan. Lưng của mũi khoan không nên để cao hơn so với góc nghiêng của lưỡi cắt, bởi nếu cao hơn thì trong quá trình khoan chỉ có phần lưng nhô cao nào chạm vào lỗ khoan mà lưỡi cắt không thể chạm được do đó không thể cắt được vật liệu.
Sau khi mài ta cầm thẳng đứng mũi khoan, (máy mài 2 đá thường sẽ có thêm phần chắn giúp bạn có điểm tý cho mũi khoan) xoay tròn mũi khoan và nhìn vào lưng lưỡi cắt, nếu phần lưng này hơi thấp so với góc nghiêng lưỡi cắt là đã đạt yêu cầu.
Quy trình mài mũi khoan với máy mài 2 đá
Máy mài 2 đá sẽ sử dụng 2 loại đá là đá mài tinh và mài thô, để mài mũi khoan bạn sử dụng đá mài thô, loại chuyên dụng cho thao tác mài mũi khoan. Sau đó, bạn di chuyển mũi khoan khoảng 59° so với mặt đá của máy mài, giữ cạnh cắt hoặc mép cắt mũi khoan song song với điểm tựa dụng cụ trên máy mài.
Đưa mép cắt mũi khoan tựa vào đá mài và hạ thấp chuôi mũi khoan xuống từ từ. Lưu ý rằng bạn không nên vặn mũi khoan, từ từ lấy mũi khoan ra khỏi đá mài không dịch chuyển vị trí của thân hoặc tay, quay mũi khoan nữa vòng, và mài các mép khác là được.
Khắc phục lỗi mũi khoan mài không đạt yêu cầu
Dưới đây là mốt số lưu ý nhận biết mũi khoan mài chưa đạt yêu cầu, nếu mũi khoan không thỏa mãn các yêu cầu này, phải được mài sắc lại nếu bạn không muốn mũi khoan của mình gãy đột ngột do bị tác động lực nhiều và nhiệt lượng lớn.
- Đầu lỗ không tròn.
- Màu và dạng phoi thay đổi.
- Độ bóng trên các mép cắt kém.
- Độ bóng lỗ khoan giảm.
- Mũi khoan chuyển qua xanh do nhiệt phát sinh quá mức trong khi khoan.
- Để lại ba via quá nhiều quanh lỗ khoan
- Mũi khoan kêu lạch cạch khi tiếp xúc với kim loại.
- Mũi khoan kêu ken két và có thể mắc kẹt trong lỗ khoan.
Trên đây là cách sử dụng máy mài 2 đá để mài mũi khoan hiệu quả mà THB vừa mang tới cho bạn, hy vọng đã giúp bạn mài sắc mũi khoan của mình để thực hiện công việc tốt hơn. Thao tác nào có thể áp dụng được với cả mũi đục chuyên dụng của các dòng máy đục bê tông.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ. Ngoài ra, bạn đang có nhu cầu sở hữu dòng máy mài để bàn 2 đá hay các dòng máy mài từ các thương hiệu hàng đầu như Bosch hay Makita, Dewalt... có thể tham khảo tại THB Việt Nam.
Để mua hàng bạn hãy tới trực tiếp cửa hàng của chúng tôi tại Hà Nội và Hồ Chí Minh hoặc gọi đến hotline để được tư vấn, hỗ trợ.