Độ dày của giấy chắc chắn sẽ quyết định đến chất lượng cũng như độ bền của các dự án in ấn chẳng hạn như sách. Với rất nhiều các loại giấy, việc đo giúp bạn chọn được loại giấy phù hợp.
Hiện nay, có rất nhiều các công cụ đo độ dày của giấy như thước kẻ, thước cặp, panme. Tuy nhiên, khi lựa chọn cần đảm bảo được các tiêu chí như mang đến độ chính xác cao, công cụ đo không xảy ra bất kỳ lỗi nào. Ngoài ra, không đè mạnh lên giấy. Nếu công cụ tác động quá mạnh lên giấy sẽ khiến phép đo không chính xác và ngược lại.
Các mặt đo tiếp xúc với giấy phải không bị xoắn. Điều này có thể xảy ra khi sử dụng panme cơ khí. Một chiếc panme không thường có trục chính quay khi nó kẹp chặt vật thể. Nếu xoay và xoắn sẽ tạo ra lực quá mạnh, gây hỏng giấy.
Vì vậy, có ba điều cần xem xét khi chọn công cụ chính xác để đo độ dày giấy là: Độ chính xác, áp suất phù hợp, trục xoay không quay.
Các loại dụng cụ đo độ dày giấy?
Thước lá
Chúng ta có thể sử dụng thước lá để đo độ dày của giấy tuy nhiên cách này không được khuyến khích. Để thực hiện đo rất đơn giản: Tập hợp một lượng giấy lớn, đo độ dày của chúng sau đo chia cho tổng số tờ giấy sẽ cho ra độ dày của mỗi tờ.
Thước cặp
Thước cặp là một trong những dụng cụ đo được “tin tưởng” khi sử dụng với mục đích đo độ dày giấy. Nó có độ phân giải khoảng 0,01mm. Thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 2 hàm giữ giấy và đọc kết quả trên thân thước,
Đo độ dày của giấy bằng thước kẹp có thể được thực hiện với 1 tờ giấy hoặc nhiều tờ. Ưu điểm của việc sử dụng dụng cụ đo này là độ chính xác cao.
Panme
Để có độ chính xác tốt và độ phân giải sâu, panme chính là công cụ dành cho bạn. Mặc dù panme cung cấp độ chính xác cao nhưng không phải loại panme nào cũng có thể thực hiện để đo giấy.
Khi thực hiện đo với panme, hãy đảm bảo rằng trục xoay không quay. Trong trường hợp này, panme tốt nhất có thể không xoay là panme điện tử. Với thiết bị này, trục xoay sẽ di chuyển theo trục mà không quay, điều đó giúp bảo vệ tốt vật thể của bạn.
Ngoài ra, một chiếc panme khác giúp đo độ dày giấy tốt nhưa là panme có khung đo độ sâu. Khung sẽ cho phép bạn đo độ dày tại bất kỳ điểm nào bạn muốn trên giấy (giữa hoặc cạnh).
Sử dụng panme đo độ dày giấy cũng có nghĩa là xem xét độ dày tối đa mà nó có thể vượt quá. Hầu hết các panme trên thị trường là những loại có phạm vi 1 inch. Tùy vào kích thước vật mà có thể lựa chọn panme có dải đo phù hợp.
Máy đo độ dày
Thiết bị này mang đến cho bạn nhiều sự thích thú bởi khi đo trục chính sẽ không quay và mặt đo phẳng. Bên cạnh giấy, thiết bị này còn có khả năng đo các tâm kim loại, nhựa, vải, màng mỏng…
Máy đo độ dày về cơ bản hoạt động giống như panme. Tuy nhiên, nó chỉ có 2 dạng là đồng hồ và điện tử. Phạm vi đo độ dày bị giới hạn so với panme. Cách chúng ta sử dụng cũng khác nhau.
Để mang đến kết quả chính xác, hãy thử tìm máy đo độ dày với độ phân giải được cải thiện, cổ họng sâu và và hiển thị trên màn LCD.
Panme - Công cụ đo độ dày giấy lý tưởng
Với rất nhiều các sự lựa chọn khác nhau đòi hỏi bạn cần phải cân nhắc, xem xét để có lựa chọn tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu công việc.
Theo các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, họ cho rằng panme điện tử Mitutoyo là một trong những lựa chọn tốt nhất. Bạn có thể cân nhắc sử dụng một số model như Mitutoyo 293-240-30 hay Mitutoyo 342-371-30, nó đều có độ phân giải và độ chính xác cao. Với tính năng cáp SPC khả dụng giúp thiết bị hoạt động bền bỉ, tránh sự xâm nhập từ môi trường.
Bên cạnh đó, 2 model này đều có giá cả phải chăng, được bày bán phổ biến trên thị trường và có thể thực hiện đa dạng các chức năng.
THB Việt Nam là địa chỉ cung cấp các sản phẩm panme chất lượng. Chúng tôi luôn cập nhật các model mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu người sử dụng. Liên hệ ngay hôm nay để sở hữu cho mình sản phẩm chính hãng, giá tốt.