Xem nhanh
Máy đo vận tốc gió hoặc phong kế là một thiết bị được sử dụng để đo tốc độ gió. Bài viết này sẽ cho các bạn biết được lịch sử phát minh ra máy đo gió và loại máy đo tốc độ gió dạng chong chóng (cánh gió).
Máy đo tốc độ gió gió dạng chong chóng là gì?
Một trong những hình thức khác của máy đo tốc độ gió dạng cơ là máy đo gió dạng chong chóng. Thiết bị đo này có thể được mô tả như một cối xay gió hay một máy đo gió dạng cánh quạt.
Trái ngược với máy đo gió của Robinson, trong đó trục quay là theo chiều dọc, còn trục trên máy đo gió dạng chong chóng là song song với hướng gió và theo phương ngang. Hơn nữa, vì gió thay đổi theo hướng và trục phải quay theo sự thay đổi của nó, nên thiết kế dạng cánh quạt hoặc một số thiết kế khác hoạt động theo cùng mục đích được sử dụng.
Mô hình chong chóng và dạng cốc
Gợi ý một số máy đo tốc độ gió cho bạn:
Nguyên lý hoạt động của máy đo gió dạng chong chóng
Một máy đo gió dạng cánh kết hợp một cánh quạt và một cái đuôi trên cùng một trục để đạt được độ chính xác và các phép đo hướng gió và tốc độ gió chính xác từ cùng thiết bị. Tốc độ của các cánh được đo bằng một bộ đếm vòng quay và chuyển đổi sang tốc độ gió bởi một con chip điện tử. Do đó, lưu lượng thể tích có thể được tính nếu biết diện tích mặt cắt ngang
Trong trường hợp hướng chuyển động không khí là không đổi, như trong những đường hầm thông gió của các mỏ và các tòa nhà chẳng hạn, các quạt gió, được sử dụng như là các máy đo không khí và cho các kết quả khả quan nhất.
Nguyên lý hoạt động của máy đo gió dạng chong chóng
Từ việc tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo máy đo gió dạng chong chóng có thể thấy được, các máy đo gió ngày nay đang được thiết kế hướng tới với kích thước nhỏ gọn, xử lý các thông số nhanh, kết quả chính xác, rõ ràng.
Qua phần 1 và 2, maydochuyendung.com đã gửi đến bạn thông tin máy đo gió, các dạng của máy đo gió như máy đo gió dạng cốc, máy đo gió dạng chong chóng. Vậy, còn những loại máy đo gió nào nữa? Hãy theo dõi phần tiếp theo để có thêm thông tin nhé!
Có thể bạn quan tâm: