Xem nhanh
Có thể nói thủy sinh là một bộ môn nghệ thuật và người chơi thủy sinh chính là một nghệ sĩ. Một “nghệ sĩ” thủy sinh xuất sắc là người mà có thể mô phỏng vào trong chiếc bể kính nhỏ một tiểu cảnh thiên nhiên đầy sức sống. Một chiếc bút đo pH sẽ là công cụ hữu ích tuyệt vời đối với những người chơi thủy sinh thực thụ.
Độ pH có ảnh hưởng như thế nào tới bể thủy sinh
Trong chơi thủy sinh thì sự sinh trưởng và phát triển đồng đều của cây cỏ và cá cảnh chính là điều mà người chơi quan tâm nhất. Độ pH có sự ảnh hưởng rất lớn tới bể thủy sinh, nó thể hiện chất lượng môi trường sống - yếu tố quyết định sự sống, sự sinh trưởng của các sinh vật trong bể. Không những vậy, pH còn ảnh hưởng tới màu sắc của các loại cây trong bể. Ví dụ: Khi pH của nước trong bể >7, lá của cây Huyết Tam Lang sẽ có màu đỏ, khi pH <7, là của nó sẽ chuyển sang màu vàng xanh.
Độ pH thích hợp của nước trong bể thủy sinh nằm trong khoảng 6.0 - 8.0 (tốt nhất từ 6.5 - 7.5)
- Khi độ pH thấp < 5.5 nghĩa là nước trong bể có tính axit cao. Đối với cá, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự sống của chúng, nó làm ảnh hưởng tới chất nhờn của da cá và ngăn cản quá trình hô hấp của cá. Tính axit của nước cao còn tạo ra H2S gây ngộ độc cho cá.
- Khi độ pH cao > 8.5 nghĩa là nước trong bể có tính kiềm cao. Điều này rất có hại với cá, nó có khả năng phá hủy da và mang cá, làm giảm quá trình vận chuyển oxi… khiến cá chậm lớn. Ngoài ra, độ pH cao còn làm tăng hàm lượng NH3 trong nước rất có hại cho cá.
Một số cách tăng giảm độ pH trong bể thủy sinh
Trước khi thực hiện tăng giảm pH, bạn cần kiểm tra thật kỹ độ pH cũng như hiện trạng bể cá của mình. Bạn có thể sử dụng bút đo pH để xác định chính xác độ pH trong bể một cách nhanh chóng. Và hãy lưu ý rằng không nên tăng giảm độ pH trong bể thủy sinh một cách đột ngột, việc tăng hoặc giảm pH một cách từ từ sẽ giúp các sinh vật dễ dàng thích nghi hơn.
Cách tăng độ pH trong bể thủy sinh:
- Cho san hô vào hộp lọc
- Sử dụng nước vôi trong/soda/vôi tôi
- Thay nước máy thường xuyên
- Sử dụng máy sủi oxi cường độ mạnh
Cách giảm độ pH trong bể thủy sinh:
- Sử dụng lá bàng, lá bàng còn giúp giảm stress và phòng ngừa một số loại bệnh ở cá
- Cấp thêm CO2 vào bể (Có còn giúp cây phát triển tốt hơn.
- Dùng lọc vi sinh
Hạn chế dùng dung dịch tăng hay giảm pH có bán trên thị trường, nên áp dụng cách tự nhiên nhất. Các dung dịch tăng hay giảm pH thường dễ làm sock cá và độ pH sẽ không ổn định lâu dài.
Bút đo pH - dụng cụ không thể thiếu của người đam mê thủy sinh
Trong phần trên, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa và ảnh hưởng của pH tới bể thủy sinh. Chính bởi tầm quan trọng của việc hiểu và kiểm soát độ pH trong bể chính là một việc làm thiết yếu, tối quan trọng đối với những người chơi thủy sinh.
Độ pH trong bể thủy sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất nền, lượng CO2, lượng cây thủy sinh…. Sử dụng máy đo pH của nước để kiểm soát pH trong bể sẽ giúp người chơi thủy sinh có biện pháp điều chỉnh lại môi trường nước, tăng giảm pH, cân bằng hệ sinh thái trong bể để các sinh vật có thể phát triển khỏe mạnh nhất.
Có rất nhiều loại máy đo pH giúp bạn có thể giúp bạn trong việc đo và kiểm soát pH trong bể thủy sinh. Tuy nhiên, thông dụng và dễ sử dụng nhất có lẽ đó chính là dạng bút đo pH với kích thước siêu nhỏ gọn và tiện lợi, cho kết quả nhanh với độ chính xác cao. Các dòng bút đo pH còn rất dễ sử dụng và có giá cả cực kỳ phải chăng.
Bạn có thể mua bút đo pH tại THB Việt Nam - đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng bút đo pH chính hãng: bút đo pH Hanna, bút đo pH Sanwa, Total Meter, Gomes... với chất lượng đảm bảo. Để được hỗ trợ, hãy liên hệ theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ THB VIỆT NAM
- Số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội
- Tel: (024) 3793 8604 - 3219 1220
- Zalo: 0904810817 - 0902148147
- sales@thbvn.com, info@thbvn.com
CHI NHÁNH SÀI GÒN
- Số 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
- Tel: (028) 6686 0682
- Zalo: 0979244335 - 0986568014
- luan@thbvn.com, sales@thbvn.com