Độ nhám bề mặt là gì? Tiêu chuẩn và cách đo độ nhám bề mặt

17:07 24/04/2024
Độ nhám bề mặt là gì? Độ nhám bề mặt còn gọi là độ nhám, độ bóng bề mặt. Đây là yếu tố thể hiện mức độ gồ ghề của bề mặt sản phẩm gia công, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Độ nhám bề mặt là yếu tố quan trọng khi gia công vật liệu. Vậy độ nhám bề mặt là gì? Tiêu chuẩn và cách đo độ nhám bề mặt như thế nào? Hãy cùng Máy đo chuyên dụng tìm hiểu ngay nhé!

Độ nhám bề mặt là gì?

Độ nhám bề mặt là gì? Độ nhám bề mặt còn gọi là độ nhám, độ bóng bề mặt. Đây là yếu tố thể hiện mức độ gồ ghề của bề mặt sản phẩm gia công. Những mấp mô, gồ ghề này rất nhỏ nhưng vẫn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó, cần phải xác định được độ nhám và tuân thủ các tiêu chuẩn về độ nhám về mặt khi gia công sản phẩm.

Độ nhám bề mặt

Độ nhám bề mặt

Tại sao cần xác định độ nhám bề mặt?

Độ nhám là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Những vết lồi lõm trên bề mặt sản phẩm có thể khiến sản phẩm hư hỏng, nứt vỡ và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vậy nên, nhà sản xuất cần phải xác định độ nhám bề mặt, đảm bảo độ nhám đạt tiêu chuẩn yêu cầu. 

Cụ thể, độ nhám ảnh hưởng đến các yếu tố quan trọng của vật liệu. 

  • Ảnh hưởng đến khả năng ăn mòn và tốc độ tác dụng với hóa chất: Độ nhám cũng ảnh hưởng đến khả năng ăn mòn và tốc độ tác dụng với hóa chất của sản phẩm. Những sản phẩm có độ nhám cao sẽ nhanh ăn mòn, khả năng tác dụng với hóa chất cũng nhanh hơn. 

  • Ảnh hưởng khả năng kết dính của lớp phủ và sơn: Sản phẩm có bề mặt nhám sẽ có khả năng kết dính cao hơn sản phẩm có bề mặt nhẵn.

  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm: Sản phẩm có bề mặt càng nhẵn thì càng đẹp mắt. 

Độ nhám ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm

Độ nhám ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm

Một số thuật ngữ liên quan tới độ nhám bề mặt

Bên cạnh việc giải đáp độ nhám bề mặt là gì, chúng tôi còn gửi đến bạn một số thuật ngữ và thông số liên quan tới độ nhám bề mặt. Mời bạn đọc cùng tham khảo:

  • Độ chính xác gia công: Đây là độ chính xác mà sản phẩm đạt được sau khi gia công so với yêu cầu ban đầu của bản thiết kế.

  • Cấp chính xác: Là đặc trưng của phương tiện đo nhằm phản ánh các đặc trưng đo lường có liên quan đến độ chính xác của phương tiện đo. 

  • Chất lượng bề mặt: Được xác định bởi tính chất cơ lý của lớp kim loại và độ nhám bề mặt.

  • Ra – Độ nhám bề mặt trung bình: Giá trị trung bình tuyệt đối của profin (hi) trong chiều dài chuẩn L. Ra có ký hiệu là µm và thường được sử dụng để đánh giá độ nhám từ cấp 5 tới 11.

  • Rz – Chiều cao tối đa trung bình: Trị số trung bình của tổng các giá trị tuyệt đối của 5 đỉnh cao nhất (ti) và 5 đáy thấp nhất (ki) trong chiều dài chuẩn L. Rz thường được dùng để đánh giá độ nhám từ cấp 1 đến 5 và cấp 13, 14.

  • Rmax: Khoảng cách dọc từ đỉnh đến vị trí đáy thấp nhất.

Quy định về tiêu chuẩn độ nhám bề mặt

Quy định về tiêu chuẩn độ nhám bề mặt

Xem thêm: Nên mua máy đo độ nhám cầm tay nào tốt?

Quy định về tiêu chuẩn độ nhám bề mặt

Mỗi một loại sản phẩm sẽ có quy định về tiêu chuẩn độ nhám bề mặt riêng. Cụ thể như sau: 

  • Linh kiện, chi tiết máy móc: Các chi tiết lắp ghép cần có độ nhám cao để tăng ma sát và độ bám dính. Các chi tiết bề mặt cần đáp ứng tính thẩm mỹ và khả năng chống ăn mòn.

  • Đồ nội thất, đồ gia dụng: Các sản phẩm này có yêu cầu về mặt thẩm mỹ, độ bóng cao.

  • Thiết bị trong ngành thực phẩm: Các sản phẩm này cần có độ nhám khoảng ra < 0.4µm để đảm bảo bề mặt dễ làm sạch, chống bám dính.

  • Thiết bị trong ngành hóa dầu, hóa chất: Các thiết bị này cần có bề mặt chống ăn mòn, chống oxy hóa nên chỉ số Ra ở mức 0,2 – 0,4µm là lý tưởng nhất.

  • Thiết bị dùng trong ngành y tế: Các sản phẩm cần có độ nhẵn cao để vi khuẩn và bụi bặm không thể bám vào. Do đó, chỉ số Ra của các vật dụng trong ngành y tế thường là 0,2 – 0,4µm.

Bảng đánh giá tiêu chuẩn độ nhám bề mặt

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN), độ nhám/bóng được chia ra thành 14 cấp khác nhau. Cấp càng thấp thì độ chính xác càng cao, độ nhẵn càng thấp và bề mặt càng thô. Dưới đây là bảng đánh giá tiêu chuẩn độ nhám bề mặt, mời bạn đọc tham khảo:

Bảng đánh giá tiêu chuẩn độ nhám bề mặt

Bảng đánh giá tiêu chuẩn độ nhám bề mặt

Cách đo độ nhám bề mặt hiệu quả

Có nhiều cách đo độ nhám bề mặt. Phổ biến nhất là hai phương pháp: so sánh mẫu và dùng thiết bị chuyên dụng để đo độ nhám.

Phương pháp đối chiếu mẫu

Phương pháp đối chiếu mẫu còn được gọi là phương pháp so sánh mẫu. Cách này khá đơn giản, dễ làm nhưng kết quả có độ chuẩn xác không cao. Bạn chỉ cần đối chiếu bằng mắt giữa thành phẩm với sản phẩm mẫu. Từ đó xác định được độ nhám của bề mặt. 

Máy đo độ nhám bề mặt

Máy đo độ nhám bề mặt

Sử dụng máy đo độ nhám bề mặt

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra dòng máy đo độ nhám chuyên dùng để xác định độ nhám/độ bóng của vật liệu. Bạn còn có thể dùng dòng máy đo kích thước hình học như máy đo 3D để đo độ nhám. Phương pháp sử dụng máy đo độ nhám nhanh gọn, dễ thực hiện, độ chính xác cao. Do đó, cách đo độ nhám bề mặt này được ứng dụng rất nhiều trong thực tế.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề độ nhám bề mặt là gì? Tiêu chuẩn và cách đo độ nhám bề mặt. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy đo độ nhám chính hãng, giá rẻ, vui lòng truy cập các website Maydochuyendung.com hoặc liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn ngay nhé!

Tags:
Tin liên quan
Nên chọn loại máy đo độ bóng đá granite nào tốt?Nên chọn loại máy đo độ bóng đá granite nào tốt?

Nên chọn loại máy đo độ bóng đá granite nào tốt để đo độ bóng của bề mặt đá hoa cương để đo độ bóng để kiểm tra và phân tích sản phẩm. Bạn có thể tham khảo top 3 máy đo độ bóng bề mặt đá đạt chất lượng cao, giá thành cạnh tranh.

Đánh giá máy đo độ bóng 3 góc độ 20° 60° 85° GM-268 có đáng mua không?Đánh giá máy đo độ bóng 3 góc độ 20° 60° 85° GM-268 có đáng mua không?

Đánh giá máy đo độ bóng 3 góc độ 20°/60°/85° GM-268 có đáng mua không từ những tiêu chí về thiết kế, khả năng đo cùng độ chính xác,... Những đánh giá về giá máy đo độ bóng GM-268 để phù hợp với tài chính của khách hàng

Máy đo độ nhám bề mặt kim loại nào tốt, bán chạy hiện nay?Máy đo độ nhám bề mặt kim loại nào tốt, bán chạy hiện nay?

Độ nhám bề mặt kim loại được biết đến là độ bóng, độ nhẵn mịn của bề mặt sau khi hoàn thành gia công để đánh giá chất lượng sản phẩm.Top 3 máy đo độ nhám kim loại bán chạy nhất với khả năng hoạt động bền bỉ, độ bền cao, đo chính xác độ nhám kim loại.

Nên mua máy đo độ nhám cầm tay nào tốt?Nên mua máy đo độ nhám cầm tay nào tốt?

Nên mua máy đo độ nhám cầm tay nào tốt đến từ các loại máy đo độ nhám cầm tay như SRT6200, SRT6350, SRT-5000,... Chọn mua máy đo độ nhám chất lượng để mang lại hiệu quả trong hoạt động, đo độ nhám chính xác, sử dụng thuận tiện được chia sẻ bởi Maydochuyendung.com

Máy đo độ bóng là gì? Nguyên lý hoạt động máy đo độ bóng bề mặtMáy đo độ bóng là gì? Nguyên lý hoạt động máy đo độ bóng bề mặt

Tìm hiểu máy đo độ bóng là thiết bị đo độ bóng trên bề mặt vật liệu. Nguyên lý hoạt động máy đo độ bóng trên bề mặt vật liệu để tìm hiểu đo độ bóng là gì, đơn vị đo độ bóng. Bạn đọc cũng sẽ có thêm thông tin về máy đo độ bóng nào tốt cũng như địa chỉ mua máy đo độ bóng chính hãng

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ nhám bề mặt SRT6350Hướng dẫn sử dụng máy đo độ nhám bề mặt SRT6350

Máy đo độ nhám bề mặt SRT6350 được sử dụng rộng rãi trong khu vực sản xuất để đo độ nhám bề mặt của nhiều bộ phận máy móc chế biến, tính toán các thông số tương ứng theo các điều kiện đo lựa chọn và hiển thị rõ ràng các thông số đo lường.

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo